Mười nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất mọi thời đại (Phần 2)
Những thành tựu và đóng góp của họ không chỉ có lợi cho “sức khỏe” của nền kinh tế đương thời, mà còn giúp tạo đà phát triển cho kinh tế ngày nay.
6. John Forbes Nash, Jr. (1928–2015)
John Forbes Nash là một nhà toán học người Mỹ với chuyên ngành lý thuyết trò chơi và hình học vi phân. Các học thuyết của ông được sử dụng trong kinh tế, điện toán, trí tuệ nhân tạo, sinh học tiến hóa, kế toán và chính trị.
Năm 1994, ông nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác là Reinhard Selten và John Harsanyi. Hiện nhà kinh tế học quá cố John Nash được xếp vị trí số 1 trong những nhà kinh tế học từng được giải Nobel có đóng góp vĩ đại nhất đến phát triển nhân loại.
7. Muhammad Yunus (1940)
Muhammad Yunus, một nhà kinh tế học người Bangladesh, là người phổ biến khái niệm tín dụng vi mô (cho những người dân rất nghèo vay các khoản tín dụng nhỏ) và là người sáng lập Grameen Bank (Ngân hàng nông thôn).
Grameen Bank tuy không hoạt động theo nguyên tắc khai thác lợi nhuận tối đa nhưng định hướng làm ăn có lãi, với 97% khách hàng của ngân hàng này là phụ nữ.
Năm 2006, Muhammad Yunus được đồng trao tặng Giải Nobel Hòa bình với chính ngân hàng của ông. Ông còn được gọi là "nhà bảo trợ" người nghèo và tín dụng vi mô đang được áp dụng tại nhiều nước đang phát triển nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo.
8. Steven D. Levitt (1967)
Steven D. Levitt là nhà kinh tế học người Mỹ và được biết đến từ khi còn rất trẻ. Anh nhận huân chương John Bates Clark năm 2003 khi 36 tuổi. Đây là huân chương dành cho những nhà kinh tế học dưới 40 tuổi đã có những đóng góp quan trọng về tri thức kinh tế.
Ông nổi tiếng vói tác phẩm “Kinh tế học hài hước” (Freakonomics với đồng tác giả là nhà báo Stephen J. Dubner), cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của New York Times - với hơn 4 triệu bản được dịch ra 35 thứ tiếng, thực sự là cuộc cách mạng trong tư duy khiến bất cứ ai từng đọc qua cũng phải thay đổi cách nhìn nhận về thế giới xung quanh.
Tuy không viết theo một chủ đề thống nhất và cũng không đưa ra một kết luận cụ thể nào, nhưng cuốn sách đã mang lại một cách nhìn mới về xã hội. Cuốn sách xuất bản năm 2005 này đã sử dụng khoa học kinh tế như một bộ công cụ để khám phá, giải thích các vấn đề xã hội mà các nhà kinh tế truyền thống không đề cập tới.
9. Warren Buffett (1930)
Warren Edward Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới thế kỷ XX, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí thứ ba trong số những người giàu nhất thế giới năm 2015, với tài sản chừng 73 tỷ USD.
Ông được gọi là "Huyền thoại đến từ Omaha", rất nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị, sự tài giỏi về quản trị tài chính, cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ. Năm 2007, ông được tạp chí Time đưa vào danh sách "100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới".
10. Alfred Marshall (1842 - 1924)
Marshall là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh, sinh ra tại London. Marshall có thể là một trong những nhà kinh tế ít được biết tới nhất trong số các nhà kinh tế học vĩ đại bởi ông không phải là tác giả của bất cứ một lý thuyết kinh tế kinh điển nào.
Tuy nhiên, ông rất đáng được vinh danh bởi những nỗ lực nhằm áp dụng phương pháp toán học vào kinh tế, biến kinh tế học thành một môn khoa học thực sự chứ không chỉ mang tính triết học đơn thuần.
Marshall đã phải mất gần 10 năm để hoàn tất tác phẩm Principles of Economics (tạm dịch là "Những nguyên lý cơ bản của Kinh tế học") vào năm 1890.
Cuốn sách này được công nhận là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một trong những cuốn sách giáo khoa kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất ở nước Anh trong nhiều năm.
Trong cuốn sách này, những mô hình đường cung, đường cầu, chi phí biên, lợi nhuận biên..., đã được tập hợp và biểu hiện một cách hệ thống và logic, làm nền tảng cho các mô hình kinh tế sau này./.
- Từ khóa :
- nhà kinh tế học
- mười nhà kinh tế
- kinh tế ngày nay
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
21:47' - 19/01/2016
Ngày 19/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 do sự suy giảm của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và giá dầu trên thế giới giảm mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
WEF cảnh báo những rủi ro với kinh tế toàn cầu
14:54' - 15/01/2016
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một loạt rủi ro, từ thiên tai đến biến đổi khí hậu, đến khủng bố cùng và tấn công mạng.
-
Kinh tế Thế giới
WB: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2016
09:53' - 11/01/2016
Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,9% so với mức 3,3% được đưa ra hồi tháng 6/2015, nhưng vẫn cao hơn so với 2,4% năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm hai tàu chở ngũ cốc khởi hành từ Ukraine
11:59'
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/8 cho biết có thêm 2 tàu chở ngũ cốc rời khỏi cảng Biển Đen của Ukraine, nâng tổng số tàu rời nước này theo thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian lên 16 chiếc.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho Hungary
09:08'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 13/8, Hungary thông báo Nga đã bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Ẩn ý đằng sau việc nhân dân tệ trở thành đồng tiền giao dịch phổ biến ở Nga
05:30'
Tháng 7/2022, đồng nhân dân tệ (NDT) đã trở thành đồng ngoại tệ có nhu cầu cao thứ ba ở Nga sau đồng USD và đồng euro.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn tiếp tục tham gia vào cả 2 dự án Sakhalin
19:03' - 13/08/2022
Cả 2 dự án Sakhalin cung cấp gần 9% tổng lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu vào Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Nga giảm 4% trong quý II/2022
13:33' - 13/08/2022
Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat) ngày 12/8 công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II vừa qua giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đang lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ
13:01' - 13/08/2022
Báo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 12/8 đưa tin các quan chức Trung Quốc đang lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ cháy kho dầu lớn nhất Cuba: Đã dập tắt được đám cháy
11:58' - 13/08/2022
Chính phủ Cuba ngày 12/8 tuyên bố đã dập tắt vụ hỏa hoạn tại kho chứa nhiên liệu bên Vịnh Matanzas, thảm họa công nghiệp kinh hoàng nhất trong lịch sử đảo quốc Caribe này.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Trung-Nga có thể đạt kỷ lục trong năm 2022
09:03' - 13/08/2022
Đại sứ Trung Quốc tại LB Nga Zhang Hanhui ngày 11/8 cho biết hợp tác kinh tế giữa nước này với LB Nga đang trên đà phát triển và kim ngạch thương mại có thể đạt mức kỷ lục trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela dừng chuyển dầu thô sang châu Âu để thanh toán nợ
08:09' - 13/08/2022
Ngày 12/8, Venezuela đã quyết đình chỉ các hoạt động chuyển dầu thô sang châu Âu trên tinh thần thỏa thuận đổi dầu thô trừ vào các khoản nợ chưa thanh toán và cổ tức trễ hạn.