Mỹ cắt giảm mạnh viện trợ phát triển cho châu Phi
Trang tin Allafrica số ra mới đây có bài bình luận cho rằng Uganda và Ethiopia sẽ là hai nước bị thua thiệt nhất trong khu vực với đề xuất cắt giảm viện trợ nước ngoài của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, tất cả các khoản tài trợ cho khu vực này sẽ phải thông qua chương trình hỗ trợ phát triển thay vì chuyển các khoản tiền này sang hỗ trợ kinh tế.
Theo tài liệu ngân sách do tờ Đông Phi đăng tải mới đây, có thể thấy ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2017-18 đề xuất cắt giảm 30,8% tổng số tiền viện trợ nước ngoài. Riêng tại châu Phi, Washington đang xem xét tiết kiệm 777,1 triệu USD từ việc cắt giảm ngân sách được đề xuất vào đầu tháng này.
Tại khu vực Đông Phi, trong khi khoản tài trợ cho Somalia tăng khoảng 36,1 triệu USD, thì Ethiopia sẽ bị cắt 132,1 triệu USD tài trợ - khoản cắt giảm lớn nhất, tiếp sau là Uganda với 67,8 triệu USD. Rwanda và Tanzania sẽ bị cắt giảm 50,7 triệu USD, trong khi Kenya sẽ bị cắt giảm khoảng 11,78 triệu USD, Nam Sudan giảm 10,6 triệu USD và Burundi 9,4 triệu USD.
Số liệu ngân sách đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump cũng cho thấy Kenya, Ethiopia, Rwanda, Tanzania và Uganda sẽ tiếp tục nhận được viện trợ kinh tế trị giá 201 triệu USD, Nam Sudan được tăng viện trợ lên 10,6 triệu USD. Chỉ có Burundi và Liên minh châu Phi (AU) chỉ nhận được khoản hỗ trợ 1,65 triệu USD.
Mỹ dự kiến sử dụng quỹ hỗ trợ kinh tế để thúc đẩy ổn định chính trị và kinh tế khu vực khi Mỹ thu được lợi ích chiến lược. Quỹ hỗ trợ này đã được sử dụng trong các nỗ lực chống khủng bố, cải tiến quy trình tư pháp và đào tạo phát triển kinh tế cho khu vực tư nhân.
Các biện pháp được đề xuất sẽ loại bỏ viện trợ phát triển ở châu Phi nói chung và khu vực Đông Phi nói riêng. Tanzania và Ethiopia sẽ là những quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất vì trước đó hàng năm hai quốc gia Đông Phi này vẫn nhận được từ Washington khoản viện trợ phát triển hơn 96 triệu USD.
Kenya cũng sẽ bị cắt giảm 83 triệu USD, Uganda bị cắt giảm 58 triệu USD và Rwanda 49 triệu USD. Burundi, Somalia và Nam Sudan không nhận được bất kỳ khoản viện trợ phát triển nào từ Mỹ trong năm nay.
Số liệu từ Chương trình Hỗ trợ An ninh phi lợi nhuận của Mỹ cho thấy Tanzania, Kenya, Ethiopia và Nigeria nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu nhận được viện trợ nhiều nhất từ quốc gia Bắc Mỹ trong 2 năm gần đây.
Tanzania dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn nhất vì đang phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống sau khi các chương trình viện trợ của Mỹ bị rút lại, ảnh hưởng nặng nề đến ngân sách của nước này trong hai năm qua.
Đây từng là quốc gia châu Phi đầu tiên đủ tiêu chuẩn để nhận khoản viện trợ phát triển của Mỹ trong khuôn khổ chương trình giúp các nước đang phát triển giảm nghèo do Quỹ Thách thức Thiên niên kỷ (MCC) của Mỹ tài trợ. Các khoản viện trợ này đóng góp hơn 700 triệu USD cho các dự án năng lượng và giao thông vận tải tại quốc gia Đông phi này trong những năm gần đây.
Tháng trước, khi ký kết thỏa thuận viện trợ trị giá 199,74 triệu USD kéo dài 5 năm với Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Bộ Tài chính Tanzania James Dotto cho biết chính phủ nước này đã làm việc với các nhà tài trợ phương Tây và các nước phương Tây sẽ tái lập nguồn hỗ trợ tài chính cho quốc gia châu Phi này.
Điều thú vị đây là một trong những khoản tiền lớn mà Tanzania đã “bỏ túi” trong thời gian gần đây kể từ khi bị đóng băng nguồn tài trợ nước ngoài sau vụ kiện Tedera Escrow, trị giá 443,2 triệu USD.
Mới đây, Tổng thống Donald Trump đã đề nghị cắt giảm đáng kể các khoản phân bổ cho Liên hợp quốc và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAid) trong kế hoạch ngân sách mới của mình.
Trong khi đó, ông Trump lên kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 54 tỷ USD bằng cách giảm các ngân sách, viện trợ cho các khu vực, lĩnh vực khác. Theo đề xuất trên, ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao sẽ bị cắt giảm 10,9 tỷ USD, giảm 28%, từ mức 38 tỷ USD hiện nay xuống còn 27,1 tỷ USD trong tài khóa tới.
>>> Tác động của việc Mỹ cắt giảm ngân sách LHQ đối với châu Phi
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chủ trương duy trì viện trợ nhân đạo và giao lưu dân sự liên Triều
11:02' - 22/05/2017
Hàn Quốc có kế hoạch nối lại viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên và hoạt động giao lưu dân sự liên Triều ở mức độ không vi phạm các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản tài trợ 18 dự án viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam
14:56' - 21/03/2017
Ngày 21/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Lễ ký hợp đồng viện trợ cho 18 dự án tại 15 địa phương của Việt Nam với tổng mức viện trợ gần 2 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất tăng mạnh chi tiêu quân sự, giảm viện trợ nước ngoài
12:10' - 16/03/2017
Tổng thống Mỹ Trump đã hoàn tất dự thảo ngân sách chính quyền liên bang đầu tiên theo hướng thay đổi các ưu tiên chi tiêu.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo sẽ cắt viện trợ phát triển nếu các nước từ chối nhận lại người tị nạn
08:52' - 09/01/2017
Ngày 8/1, Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức lên tiếng cảnh báo nước này sẽ cắt nguồn viện trợ phát triển với các quốc gia từ chối nhận lại những người không được chấp nhận đơn xin tị nạn tại Đức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.