Mỹ: Chi phí gia công hàng dệt may tăng vì tranh chấp thương mại
Một nghiên cứu mới công bố cho thấy việc Chính phủ Mỹ áp đặt hoặc đe doạ áp đặt các mức thuế lên hàng hoá nhập khẩu đã làm tăng đáng kể chi phí thuê gia công từ Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc của các thương hiệu thời trang Mỹ.
Nghiên cứu Kiểm chuẩn Ngành Thời trang lần thứ 6 mới được công bố dựa trên kết quả cuộc thăm dò 39 thương hiệu thời trang, nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và nhà bán buôn vừa và nhỏ tại Mỹ thực hiện trong giai đoạn tháng 4-5/2019 bởi Giáo sư Sheng Lu thuộc Khoa Nghiên cứu Thời trang và Đồ may mặc, Đại học Delaware và Hiệp hội Ngành Thời trang Mỹ (USFIA). Theo Chủ tịch USFIA Julia K. Hughes, không chỉ các chi phí tại Trung Quốc đang tăng mà các chi phí cho việc tìm nguồn cung ứng hàng hoá thay thế chủ yếu cho hàng Trung Quốc, điển hình là hàng Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ, cũng đang "leo thang".Nghiên cứu cho thấy giá thành đơn vị của đồ may mặc nhập khẩu của Mỹ tăng 10,7% trong 5 tháng đầu năm 2019.
Giá thành đơn vị của đồ may mặc nhập khẩu của Mỹ từ Bangladesh, Việt Nam và Ấn Độ 5 tháng đầu năm nay tăng lần lượt 25,6%, 23,4% và 21,2%, theo số liệu từ Phòng Dệt may và Đồ may mặc thuộc Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ.
Giáo sư Lu cho biết điều này không thực sự gây bất ngờ bởi "ai cũng muốn tìm đến các quốc gia này" trong khi cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động của các quốc gia này bị giới hạn.Giáo sư Lu nhấn mạnh yếu tố số 1 đẩy tăng các chi phí là các chi phí vận chuyển và logistic tại thời điểm này, hơn là các khoản chi cho lương và nguyên vật liệu thô như các lần trước.
Giá thành đơn vị của đồ may mặc nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng 50% số đáp viên cho biết các nhà cung cấp Trung Quốc của họ đã thực sự hạ giá bán để giữ các đơn đặt hàng trong khi khoảng 3,7 tỷ USD hay 9,3% các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc hiện là đối tượng Mỹ áp đặt các mức thuế mới.
Nghiên cứu cho thấy thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành thời trang Mỹ là tác động của việc sản lượng và các chi phí tìm nguồn cung ứng gia tăng, 84% các đáp viên cho rằng đây là một thách thức trong năm nay.64% các đáp viên bày tỏ sự lạc quan hoặc lạc quan phần nào về triển vọng trong 5 năm tới so với con số 84% một năm trước đây.
Trung Quốc hiện là nhà cung ứng các sản phẩm dệt và may mặc thống lĩnh thị trường Mỹ. Bản nghiên cứu cho rằng không một nước hay khu vực nào khác trên thế giới có thể đạt công suất khổng lồ trong ngành dệt và may mặc như Trung Quốc trong một tương lai có thể trông thấy.Trung Quốc cung cấp 36% tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tính về số lượng và 33% tính về giá trị trong năm 2018. Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai với 13% thị phần tại thị trường Mỹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý II/2019
12:33' - 27/07/2019
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/7, nền kinh tế Mỹ trong quý II vừa qua đã tăng trưởng chậm lại do hoạt động sản xuất và xuất khẩu đều sụt giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bi quan về triển vọng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
11:28' - 27/07/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/7 đã đưa ra quan điểm bi quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa không công nhận quy chế đặc biệt của Trung Quốc tại WTO
11:05' - 27/07/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/7 đe dọa rút lại sự công nhận quy chế "nước đang phát triển" đặc biệt của Trung Quốc và một số nền kinh tế tương đối giàu có khác trong WTO.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.