Mỹ có điều chỉnh chính sách sau bầu cử giữa kỳ?
Vì vậy, cuộc chiến giữa Tổng thống Trump và lực lượng chính trị sẽ chuyển sang một mức độ mới. Hạ viện mới (do đảng Dân chủ kiểm soát) sẽ trở thành một bàn đạp cho các nghị sĩ đảng Dân chủ quyết tâm bắt đầu cuộc đua vào Nhà Trắng.
* Về đối ngoại
Giới quan sát đánh giá việc đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 sẽ không làm thay đổi chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump trong nhiều lĩnh vực, từ quan hệ với Trung Quốc và Nga, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến hồ sơ hạt nhân Iran.
Kể từ tháng 1/2019, ông Trump sẽ buộc phải thỏa hiệp với Hạ viện do đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát và phải chấp nhận giai đoạn “chung sống” với đảng này về mặt chính trị. Thông thường, việc chia sẻ quyền lực sẽ dẫn tới việc Washington phải thay đổi phần nào chính sách đối ngoại. Đây là kinh nghiệm mà hai tổng thống Mỹ trước đây là George W. Bush và Barack Obama đã trải qua sau các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006 và 2010.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng ông Trump sẽ tiếp tục con đường mà ông đã vạch ra, cho dù đa số tại Hạ viện đã thuộc về đảng Dân chủ và đảng này có nhiều bất đồng với ông trong những vấn đề như hạt nhân Triều Tiên, quan hệ Washington-Riyadh...
Tuy nhiên, trong tất cả các vấn đề nhạy cảm về quan hệ giữa siêu cường số 1 với phần còn lại của thế giới, khả năng can thiệp của đảng Dân chủ khá hạn hẹp bởi về mặt kỹ thuật, tại Mỹ, chính sách đối ngoại thuộc thẩm quyền của tổng thống, và trong lĩnh vực ngoại giao, quyền hạn của Thượng viện lớn hơn so với của Hạ viện.
Với kết quả bầu cử vừa qua, đảng Cộng hòa của ông Trump đã củng cố vị thế tại Thượng viện. Nói cách khác, dù bất đồng với Tổng thống Trump vì ông rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran, nhưng Hạ viện cũng không có khả năng đảo ngược tình thế.
Về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trả lời hãng tin Reuters, nghị sĩ Eliot Angel - người có nhiều khả năng đứng đầu Ủy ban Đối ngoại tại Hạ viện Mỹ trong nhiệm kỳ sắp tới - cho rằng Washington cần thận trọng với Bắc Kinh. Một tiếng nói có trọng lượng khác của đảng Dân chủ là Adam Schiff cho biết ông có cùng quan điểm với đảng Cộng hòa là cần đưa ra các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh và coi Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh Mỹ.
Như vậy, sẽ là không tưởng nếu hy vọng rằng đa số mới ở Hạ viện Mỹ có thể thúc đẩy bình thường hóa quan hệ kinh tế và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, thương mại cũng là một vấn đề mà Tổng thống Mỹ có thể can thiệp mà không cần có sự đồng thuận của Hạ viện.
Một vấn đề nóng khác liên quan đến quan hệ Mỹ-Nga. Các chuyên gia phân tích của công ty BCS Global Markets cho rằng việc phân chia lại lực lượng tại Hạ viện Mỹ “tạo nên nguy cơ tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Nga”.
Còn chuyên gia của công ty Atlatic Council Brian O’Toole, một cựu cố vấn của chi nhánh Bộ Tài chính Mỹ chịu trách nhiệm về các án phạt, đánh giá hiện trạng mới tại Mỹ đồng nghĩa với việc gia tăng sức ép trừng phạt lên Nga, cũng như sức ép chung đối với chính quyền của Tổng thống Trump trong vấn đề Nga.
Giáo sư Đại học Mỹ tại Washington James Quirk cho rằng Hạ viện có thể khởi xướng mở lại điều tra việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016. Còn Giáo sư Trường Kinh tế cao cấp, chuyên gia về Mỹ Aleksander Domrin chỉ ra rằng giờ đây một trong những nhân vật chỉ trích Nga mãnh liệt nhất là Thượng nghị sĩ phe Dân chủ Ben Cardin đã quay trở lại Hạ viện, do đó các lệnh trừng phạt mới đối với Nga là điều khó tránh.
Hiện tại, Thượng viện đã có sẵn hai dự thảo “án phạt” đối với Nga, gồm dự luật “Về bảo vệ nền an ninh Mỹ trước sự tấn công của Nga” (DASKAA). Dự luật này đưa ra một loạt hạn chế về đầu tư trong khu vực năng lượng, án phạt cá nhân, yêu cầu công khai tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và còn có đề xuất cấm các nghị sĩ Mỹ mua các chứng khoán nợ mới của Nga.
Dự luật thứ hai có tên gọi “Về tăng cường NATO, đấu tranh chống tội phạm mạng quốc tế và áp đặt lệnh cấm đối với LB Nga”. Dự luật này cũng cấm giao dịch với các chứng khoán nợ mới của Nga, áp đặt án phạt đối với khu vực “mạng” của Nga.
* Về đối nội
Mặc dù ông Trump vẫn là một tổng thống thiểu số xét về sự ủng hộ của cử tri, nhưng ông vẫn có một mức độ ảnh hưởng chính trị lớn hơn uy tín của ông trong cử tri. Khả năng tập hợp lực lượng ủng hộ như ông đã làm trong chiến dịch vận động chậm trễ vừa qua đã chứng thực điều đó. Kết quả bầu cử giữa kỳ gần như chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng chung sống chính trị khó chịu, và khó thông qua các quyết sách hơn.
Đó có thể là một cơ hội để ông Trump tham gia thương lượng với đảng Dân chủ đối lập về một số vấn đề, như Thượng nghị sĩ Lindsay Graham của đảng Cộng hòa đến từ bang Carolina Nam đã đề xuất trong một cuộc phỏng vấn tối 6/11, như các dự án cơ sở hạ tầng, cải cách nhà tù, và có thể cả một thỏa hiệp về vấn đề nhập cư. Tuy nhiên, điều đó có thể không xảy ra.
Trước hết, Nancy Pelosi, người có khả năng trở thành Chủ tịch Hạ viện mới, đã tuyên bố sẽ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề bức tường biên giới, điều mà bà phản đối. Mặt khác, rất khó để thấy triển vọng cho bất kỳ sự hợp tác nghiêm túc nào giữa hai đảng nếu Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát khởi động một loạt cuộc điều tra về những hành động trái đạo đức hoặc bất hợp pháp của ông Trump và đội ngũ của ông, như nhiều nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ đã đe dọa.
Mặc dù điều này có thể sẽ kích động sự chống đối ở nhiều nơi trên đất nước, nhưng nó có thể không phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với ông Trump sau khi có kết quả bầu cử và đảng Cộng hòa bị mất Hạ viện. Điều đó cũng có thể mang đến cho ông Trump một lý do biện hộ cho sự trì trệ của cơ quan lập pháp mà dường như chắc chắn bắt đầu trong hơn hai năm tới.
Theo Peter Trubowitz, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ thuộc trường London School of Economics, thất bại của đảng Cộng hòa ở Hạ viện có nguy cơ thúc đẩy Tổng thống Trump càng quyết liệt hơn nữa về chính sách di dân. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, một nhà ngoại giao (yêu cầu giấu tên) không loại trừ khả năng trong nửa cuối nhiệm kỳ, chính sách ngoại giao của Tổng thống Mỹ thứ 45 còn quyết liệt hơn nữa. Đương đầu với quốc tế có thể là một trong những chiêu bài của ông Trump để chuẩn bị ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cảnh báo chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump
16:58' - 17/11/2018
Các quốc gia đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ "chắc chắn sẽ thất bại", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo đầy ẩn ý nhắm đến chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ - Trung
10:09' - 17/11/2018
Trả lời báo giới, Tổng thống Trump cho hay: "Trung Quốc muốn ký kết một thỏa thuận. Họ đã gửi một danh sách những điều họ sẵn sàng thực hiện".
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Mỹ có thực sự "hồng"?
13:30' - 16/11/2018
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra một cái nhìn cận cảnh đối với bức tranh tổng quan về nền kinh tế nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng di cư liên tục dồn về biên giới Mexico - Mỹ
09:56' - 16/11/2018
Dòng người di cư từ các nước Trung Mỹ vẫn tiếp tục đổ về biên giới giữa Mexico và Mỹ bất chấp việc chính quyền Washington triển khai hàng nghìn binh sĩ tại dọc biên giới phía Nam nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Tổng thống Mỹ: Cần đưa ra tuyên bố về hạt nhân trong cuộc gặp Mỹ-Triều
07:57' - 16/11/2018
Phó Tổng thống Pence cho rằng điều vô cùng cấp bách trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới là chúng ta phải đưa ra một kế hoạch nhận dạng những điểm phát triển vũ khí, kế hoạch phá hủy vũ khí hạt nhân...
-
Kinh tế Thế giới
Sức nặng của Mỹ Latinh trong “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/11/2018
Trung Quốc đã cho thấy mối quan tâm về kinh tế và địa chính trị tại nhiều nước Mỹ Latinh với minh chứng rõ nhất là sức nặng hiện tại của thương mại song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.