Làn sóng di cư liên tục dồn về biên giới Mexico - Mỹ
Chính quyền Washington đã triển khai hàng nghìn binh sĩ tại dọc biên giới phía Nam nước này nhằm ngăn chặn người di cư vượt biên bất hợp pháp.
Sau hơn 1 tháng trải qua quãng đường dài hàng nghìn km, ngày 15/11, hơn 20 xe buýt chở 800 người di cư đã tới thành phố Tijuana, phía Bắc với Mexico, giáp ranh với thành phố San Diego, bang California của Mỹ.
Những người này mang theo đồ cá nhân trên lưng, đi bộ trên các con đường cao tốc hướng về phía biên giới với Mỹ, và gia nhập với đoàn gồm 750 người di cư khác, vốn đến Tujuana từ vài ngày trước đó.
Như vậy, khoảng 1.500 người di cư từ các nước Trung Mỹ đang tập trung tại khu vực biên giới Mexico - Mỹ và ước tính còn khoảng 4.000 người di cư nữa sẽ tiếp tục tiến về thành phố Tijuana trong vài giờ tới.
Trong khi đó, gần 6.000 binh sĩ Mỹ đã có mặt tại khu vực biên giới hai nước, triển khai dựng hàng rào bê tông và hàng rào thép gai theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn mà cái mà ông chủ Nhà Trắng mô tả là "sự xâm lược".
Từ trung tuần tháng 10 vừa qua, những đoàn người di cư bắt đầu chuyến hành trình dài 4.300 km, xuất phát từ thành phố San Pedro Sula của Honduras đến Tijuana của Mexico.
Đa số những người di cư này đến từ các quốc gia thuộc "Tam giác phía Bắc" của Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala và Honduras, muốn trốn tránh khỏi nạn nghèo đói và bạo lực tại quê nhà và tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Mỹ.
Việc tổ chức di cư theo nhóm sẽ giúp những người di cư tránh được việc trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm Mexico, vốn thường xuyên bắt cóc, tống tiền và sát hại người di cư.
Tuy nhiên, sau nhiều tuần tuần đi bộ, leo núi xuyên suốt từ phía Nam lên đến phía Bắc của Mexico, những người di cư này phải chờ đợi trong thời gian dài để có thể xin tị nạn vào Mỹ.
Theo sắc lệnh mới của Tổng thống Trump, người di cư vượt biên trái phép vao Mỹ sẽ không được phép xin tị nạn và có thể bị trục xuất. Thống kê của Chính phủ Mỹ cho hay số người xin tị nạn tại nước này đã tăng 2.000% trong vòng 5 năm qua, và hiện có tới 700.000 trường hợp chưa được giải quyết.
Giới quan sát cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tại thành phố Tijuana khi các khu vực tạm trú quá tải, không đủ để đáp ứng hàng nghìn người di cư.
Trước đó, hàng trăm người dân Mexico tại đây đã tiến hành biểu tình nhằm phản đối việc dựng trại tạm trú cho đoàn người di cư, thậm chí nhiều người đã ném đá, phá lều trại, buộc cảnh sát phải can thiệp nhằm đảm bảo an ninh trật tự.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận thực hiện cuối tháng 10 vừa qua cho thấy có khoảng 51,4% số người Mexico tại Tijuana được hỏi ủng hộ giúp đỡ người di cư, trong khi tỷ lệ phản đối là 33,8%.
Trước làn song người di cư từ Trung Mỹ dồn vềi khu vực biên giới Mỹ - Mexico, Tổng thống Trump đã yêu cầu Bộ Quốc phòng tăng cường triển khai lực lượng để đối phó với điều mà ông gọi là “mối đe dọa” đối với an ninh quốc gia, cho rằng nhiều kẻ khủng bố Trung Đông đã trà trộn vào những nhóm người này.
Ông chủ Nhà Trắng đã báo động lực lượng tuần tra và quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng đối đầu khi đoàn di cư gồm hàng nghìn người đủ mọi lứa tuổi tiến về biên giới.
Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump theo đuổi chính sách cứng rắn trong vấn đề người di cư Trung Mỹ, đồng thời Mỹ và Mexico cũng từng phối hợp với các nước Trung Mỹ tìm lối thoát cho tình trạng này, nhưng chưa thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Nhiều nước Trung Mỹ hiện đang chìm trong nghèo đói, tội phạm ma túy và tham nhũng đã khiến người dân có tâm lý rời bỏ quê hương tìm đến một chân trời mới và đích đến của họ là nước Mỹ, vốn được tung hô là “miền đất hứa”.
Đơn cử như Honduras là một trong những nước có tỷ lệ bạo lực và nghèo đói cao nhất Mỹ Latinh với sự hoành hành của các băng nhóm tội phạm ma túy. Hơn 2/3 dân số nước này sống trong cảnh nghèo khổ.
Chưa kể Honduras là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề nhất, mà tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong mùa mưa năm nay đã khiến hàng chục nghìn hộ gia đình lâm vào cảnh khó khăn.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Trump dường như đã từ bỏ vai trò hỗ trợ và quay lưng lại với khu vực Mỹ Latinh trong vấn đề di cư. Mỹ đã “xây tường ngăn cách” khi giảm số lượng người di cư các trại tị nạn tiếp nhận hằng năm xuống mức thấp kỷ lục dưới 30.000 người.
Không những thế, Washington cũng tuyên bố chỉ viện trợ khoảng 100 triệu USD cho những nỗ lực của Liên hợp quốc và những quốc gia tiếp nhận người di cư, thấp hơn nhiều so với nhu cầu lên đến hàng tỷ USD.
Đây là những lý do khiến dòng người đổ về biên giới Mexico - Mỹ không ngừng tăng và tiếp tục là vấn đề khiến chính giới Washington đau đầu./.
>>>Mỹ có kế hoạch xây các “thành phố tạm” cho người di cưTin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mexico lao dốc vì dự luật mới
09:44' - 09/11/2018
Thị trường chứng khoán Mexico chao đảo ngay sau khi đảng của Tổng thống đắc cử Andres Manuel Lopez Obrador công bố dự luật mới.
-
Đời sống
Người dân Mexico chuẩn bị chống bão Willa
15:23' - 23/10/2018
Hàng nghìn người đi sơ tán, các tòa nhà được gia cố lại và các trường học đóng cửa tại vùng bờ biển Thái Bình Dương của Mexico khi bão Willa dự báo sẽ đổ bộ khu vực này vào chiều 23/10.
-
Đời sống
Mỹ và Mexico gấp rút chuẩn bị ứng phó với bão Michael nhiệt đới cấp 3
09:26' - 09/10/2018
Mexico và Mỹ đang gấp rút chuẩn bị phương án đối phó với cơn bão nhiệt đới Michael, hiện di chuyển đến vùng biển ngoài khơi Mexico, đã mạnh lên thành bão nguy hiểm cấp 1 với sức gió giật cấp 8.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.