Mỹ công bố lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ sang Nga và Belarus
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Mỹ lưu ý lệnh cấm này mở rộng đối với "một số nhà tài phiệt nhất định của Nga và Belarus và các nhân tố xấu trên toàn thế giới". Theo bộ này, các biện pháp kiểm soát như vậy trước đây chỉ áp dụng với Triều Tiên.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày cũng tuyên bố nước này và các đồng minh sẽ chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga. Ông cũng công bố lệnh cấm nhập khẩu rượu vodka, kim cương và hải sản của Nga.
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2019, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 26 của Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 28 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Nga bao gồm khoáng sản nhiên liệu, kim loại quý và đá, sắt thép, phân bón và hóa chất vô cơ. Trước đó, Tổng thống Biden đã thông báo áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nguồn năng lượng khác của Nga.
Cùng ngày, đài RT (Nga) đưa tin Mỹ đã cấm xuất khẩu, xuất khẩu lại, bán hoặc cung cấp dù là trực tiếp hay gián tiếp tiền USD từ Mỹ cho Chính phủ Nga hoặc người ở Nga. Đây là một động thái nữa mà Mỹ thực hiện để tăng cường sức ép kinh tế với Nga.
Cấm cung cấp USD cho Nga sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với nước xuất khẩu dầu lớn này vì hầu hết hợp đồng dầu được thanh toán bằng đồng tiền của Mỹ. Trước đó, ngày 2/3, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã cấm xuất khẩu và nhập khẩu tiền giấy euro sang Nga. Chỉ có ngoại lệ dành cho các cá nhân đến Nga, các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế có quyền miễn trừ pháp lý.
Cũng trong ngày 11/3, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt trừng phạt tỷ phú Nga Viktor Vekselberg, 3 thành viên trong gia đình của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov và các nghị sĩ Nga.
Tuyên bố cũng cho biết trong số những người thuộc diện bị trừng phạt ngày 11/3, có 10 thành viên ban lãnh đạo VTB Bank - ngân hàng lớn thứ 2 ở Nga, và 12 thành viên Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga.
Ngoài ra, 4 thành viên trong ban lãnh đạo ngân hàng Novikombank của Nga, trong đó có nữ Chủ tịch Elena Aleksandrovna Georgieva, và công ty ABR Management cùng 4 thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp này cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt.
Các biện pháp trừng phạt sâu rộng chưa từng có nhằm vào ngân hàng và giới tinh hoa của Nga, song song với lệnh hạn chế xuất khẩu, đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nga. Hiện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga sẽ rơi vào "suy thoái sâu" trong năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/3 cảnh báo các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước này liên quan vấn đề Ukraine sẽ gây bất ổn các thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu, đẩy giá lương thực, thực phẩm toàn cầu tăng cao vì Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới. Ông cũng khẳng định Nga sẽ vượt qua khủng hoảng và sẽ mạnh mẽ hơn./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Lạm phát kèm suy thoái – "cơn ác mộng" đối với kinh tế Mỹ
17:44' - 11/03/2022
Lạm phát tiếp tục gia tăng giữa bối cảnh lo ngại rằng đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch COVID-19 có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
-
Hàng hoá
Canada xem xét thúc đẩy xuất khẩu dầu sang Mỹ và châu Âu
14:39' - 11/03/2022
Bộ trưởng Tài nguyên Canada Jonathan Wilkinson vừa cho biết, nước này đang nghiên cứu các phương án tăng cường sử dụng đường ống để thúc đẩy xuất khẩu dầu thô sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc bỏ Quy chế "Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn" với Nga
13:23' - 11/03/2022
Ngày 11/3, hãng tin Reuters của Anh dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ kêu gọi chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga.
-
Tài chính
IMF cảnh báo lạm phát tại Mỹ Latinh có thể sẽ tồi tệ hơn
09:33' - 11/03/2022
Giờ đây khi giá năng lượng toàn cầu tăng vọt bắt nguồn từ cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, tình trạng lạm phát hiện nay tại Mỹ Latinh có thể sẽ tồi tệ hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.