Mỹ: Giá xăng tăng thúc đẩy lạm phát
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tính trên cơ sở hằng năm, Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - một thước đo chính của lạm phát, đã tăng 1% trong tháng 6 và tăng 6,8% trong tháng 5.
Tỷ lệ lạm phát hằng tháng đã tăng từ 0,6% vào tháng 5 và tỷ lệ lạm phát hằng năm tăng từ 6,3% trong tháng đó. Chỉ số giá PCE là thước đo lạm phát quan trọng của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch tăng lãi suất của ngân hàng trung ương này.
Fed đặt mục tiêu duy trì lạm phát hằng năm ở mức dưới 2% và đang tăng lãi suất nhanh chóng để đưa tăng trưởng giá trở lại mức đó. Các nhà kinh tế dự báo chỉ số giá PCE sẽ cho thấy một bước nhảy vọt khác về lạm phát vào tháng 6, khi giá trung bình của một gallon xăng (tương đương 3,78 lít) ở Mỹ tăng trên 5 USD.
Cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã hạn chế nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên trên toàn cầu, cùng với lương thực và các mặt hàng khác, khiến giá cả ngày càng tăng cao và biến động. Giá năng lượng đã tăng 7,5% và giá thực phẩm tăng 1% trong tháng 6.
Giá năng lượng và thực phẩm cao cũng có nguy cơ thúc đẩy lạm phát khi các công ty cố gắng trang trải chi phí vận chuyển, sản xuất và nguyên liệu cao hơn. Theo chỉ số giá PCE, giá năng lượng đã tăng 43,5% và giá thực phẩm tăng 11,2% hằng năm vào tháng 6.
Nếu không có giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá PCE đã tăng 0,6% trong tháng và 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6, cả hai đều tăng cao hơn so với mức tháng 5 lần lượt là 0,3% và 4,7%.
Giá dầu giảm gần đây có thể sẽ đẩy lạm phát đi xuống trong tháng 7. Tuy nhiên, dữ liệu tháng 6 cũng cho thấy lạm phát gia tăng ở các khu vực ngoài những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc xung đột ở Ukraine.
Mức tăng hằng tháng của chỉ số giá PCE không có thực phẩm và năng lượng giữ ở mức 0,3% trong mỗi tháng từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng đã tăng gấp đôi lên mức tăng 0,6% vào tháng 6. Lạm phát PCE hằng năm không bao gồm lương thực hoặc năng lượng cũng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 2.
Fed và các nhà kinh tế đã chú ý nhiều hơn đến lạm phát mà không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, còn được gọi là lạm phát “lõi”, vì thị trường thực phẩm và năng lượng biến động nhiều hơn và thường không phản ánh các lực đẩy giá lớn hơn.
Lạm phát cơ bản cao hơn có thể là một dấu hiệu cho thấy việc tăng lãi suất của Fed vẫn chưa làm nền kinh tế chậm lại, đủ để tạo ra sự sụt giảm trong tăng trưởng giá cả.
Lạm phát gia tăng là một trong những thách thức lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt, mặc dù vẫn có khả năng phục hồi và tăng thêm 2,7 triệu việc làm trong năm nay ngay cả khi các nhà kinh tế nhận thấy quốc gia này đang tiến gần đến suy thoái./.
- Từ khóa :
- kinh tế mỹ
- lạm phát
- xăng dầu
- cpi
- fed
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tranh luận "nóng" xung quanh hiện trạng kinh tế Mỹ
17:43' - 29/07/2022
Sau báo cáo mới nhất công bố ngày 28/7 của Bộ Thương mại Mỹ, giới chuyên gia phân tích đang tranh cãi để xác định liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức rơi vào suy thoái hay chưa?
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới tăng phiên 28/7 do số liệu ảm đạm từ kinh tế Mỹ
07:55' - 29/07/2022
Sau khi số liệu GDP xác nhận những lo ngại suy thoái, các nhà giao dịch dự đoán Fed sẽ chậm tăng lãi suất, qua đó làm tăng sức hấp dẫn cho vàng.
-
Ý kiến và Bình luận
CNBC: Kinh tế Mỹ khả năng cao sẽ suy thoái trong 12 tháng tới
10:43' - 28/07/2022
Theo kết quả khảo sát của CNBC, nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bằng cách nâng lãi suất rất có khả năng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
08:57' - 27/07/2022
IMF cho rằng Mỹ Latinh và Caribe là một trong số ít khu vực đang có những biện pháp xử lý khá tốt đối với sự bất ổn của kinh tế thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những vết nứt trong bức tranh kinh tế Trung Quốc
15:51'
Nền kinh tế Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 5,2% trong quý II/2025, vượt qua dự báo và cho thấy khả năng chống chịu đáng ngạc nhiên trước thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump cập nhật tiến độ đàm phán thương mại với các đối tác
10:08'
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang tiến rất gần đến một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và có khả năng đạt được thỏa thuận với châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ có thể khiến kinh tế Italy thiệt hại nặng
09:16'
Việc Mỹ áp dụng mức thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu có nguy cơ khiến Italy thiệt hại 37,5 tỷ euro (43,5 tỷ USD), và việc đồng USD mất giá cũng cần được tính đến trong bối cảnh này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế mới với hơn 150 quốc gia
08:15'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gửi thư thông báo áp thuế đến hơn 150 quốc gia, gây sức ép buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại để tránh mức thuế cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài cuối: Hong Kong (Trung Quốc): Bước chuyển mình ngoạn mục!
08:15'
Từ một làng chài nhỏ, Hong Kong (Trung Quốc) đã vươn mình thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, duy trì vị thế nhờ chính sách kinh tế mở, liên kết vùng và chiến lược thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm 0,25 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Đức
07:00'
IMK cảnh báo mức thuế 30% mà Tổng thống Mỹ đề xuất với hàng nhập khẩu từ EU có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của Đức khoảng 0,25 điểm phần trăm trong cả năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.