Tranh luận "nóng" xung quanh hiện trạng kinh tế Mỹ
Đáng chú ý hơn, thông tin về tăng trưởng kinh tế Mỹ yếu đi trong quý II/2022 được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lên phạm vi 2,25% -2,50% trong một nỗ lực nhằm giảm tốc độ tăng trưởng và giảm bớt sức ép giá cả.
*Cuộc tranh luận “nóng” về tình hình kinh tế Mỹ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý II đã sụt giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021, đánh dấu quý giảm thứ hai tiếp sau mức giảm 1,6% của quý đầu tiên. Theo lý thuyết, số liệu này cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã rơi vào một cuộc suy thoái.Tuy nhiên, dù định nghĩa "hai quý suy giảm liên tiếp" tỏ ra hữu ích đối với các nhà phân tích, nhà báo và công chúng, đó không phải cách các nhà kinh tế cân nhắc về chu kỳ kinh doanh.
GDP là một thước đo rộng và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chi tiêu của chính phủ hoặc thương mại quốc tế. Và số liệu GDP công bố lần đầu từ Cục Phân tích Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ thường được sửa đổi khá đáng kể. Vì vậy, như Chủ tịch Fed Jerome Powell đã lưu ý, số liệu này nên được cân nhắc cẩn trọng khi đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế.
Thay vì tập trung vào GDP, các nhà kinh tế thường chú ý tới các số liệu về việc làm, sản xuất công nghiệp, chi tiêu, thu nhập và tăng trưởng việc làm. Ở đây, kinh tế Mỹ cho thấy hai xu hướng. Một mặt, báo cáo tiêu dùng cá nhân tháng Năm mới được công bố hồi đầu tháng này cho thấy chi tiêu và thu nhập khả dụng của người dân Mỹ đều giảm trên cơ sở điều chỉnh lạm phát. Điều đó làm dấy lên một loạt dự báo ảm đạm cho tháng Sáu và củng cố thêm những nhận định rằng kinh tế Mỹ đã rơi vào một cuộc suy thoái. Báo cáo GDP mới nhất cũng cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng chỉ tăng 1% trong quý vừa qua, giảm mạnh so với mức 1,8% trong giai đoạn ba tháng trước đó. Sản xuất công nghiệp, một yếu tố nổi bật khác được viện dẫn khi đánh giá kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái hồi năm 2001, đã giảm vào tháng Sáu sau khi đi ngang vào tháng Năm. Nhưng mặt khác, một phần không nhỏ của nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt - ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang gần mức thấp kỷ lục 3,6% và các nhà tuyển dụng đã đăng tuyển thêm 2,7 triệu việc làm mới cho đến thời điểm hiện tại trong năm. Chính những diễn biến khả quan này của thị trường việc làm khiến nhiều chuyên gia ngần ngại đưa ra nhận định rằng kinh tế Mỹ đã suy thoái.* Định nghĩa và những ngoại lệ
Thông thường, một nền kinh tế được xác định là rơi vào “suy thoái kỹ thuật” sau hai quý suy giảm GDP liên tiếp. Nhưng với nền kinh tế Mỹ, câu chuyện không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ như hồi năm 2001, GDP sau khi điều chỉnh đã giảm trong ba tháng đầu năm, rồi tăng trở lại trong ba tháng tiếp theo và lại giảm khi vào mùa Thu. Mặc dù không có hai quý liên tiếp ghi nhận GDP suy giảm, nhưng kinh tế Mỹ khi đó được xác định là suy thoái do thị trường việc làm và hoạt động sản xuất công nghiệp đều giảm mạnh. Các nhà kinh tế sau đó cũng xác định rằng cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra với nền kinh tế Mỹ chỉ kéo dài hai tháng (từ tháng 3 – 4/2020), dù sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh tế vào những tuần đó đồng nghĩa với việc GDP tổng thể giảm trong cả quý đầu tiên và quý thứ hai của năm. Trong khi "quy tắc hai quý suy giảm liên tiếp" có những ngoại lệ, chưa bao giờ kinh tế Mỹ trải qua một cuộc suy thoái mà không ghi nhận tình trạng mất việc làm diện rộng. Theo các báo cáo, hàng trăm nghìn việc làm vẫn đang được tạo ra tại Mỹ hàng tháng. Tiền lương cũng tăng và nhu cầu lao động vẫn mạnh. Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho hay ông không nghĩ rằng Mỹ hiện đang trong thời kỳ suy thoái. Tốc độ tăng trưởng việc làm có thể sẽ chậm lại, nhưng cần phải có một sự đảo ngược đủ mạnh để xu hướng hiện tại có dáng vẻ của một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, kể từ năm 1950 tới nay, Mỹ chưa từng ghi nhận việc hai quý suy giảm GDP liên tiếp không liên quan đến một cuộc suy thoái kinh tế. Điều này có thể làm cho cuộc tranh luận hiện tại trở nên gay gắt hơn. * Tác động từ chính sách lãi suất của Fed Sự sụt giảm GDP của kinh tế Mỹ xảy ra giữa bối cảnh lạm phát quanh mức cao nhất của 40 năm, trong khi các nỗ lực kiểm soát giá cả của Fed thông qua các đợt tăng lãi suất cao kỷ lục cho đến nay vẫn tỏ ra không hiệu quả. Ông Desmond Lachman, thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nói rằng có quá nhiều dấu hiệu cho thấy các động thái chống lạm phát của Fed đang "trên đà đẩy nền kinh tế vào một cuộc hạ cánh khó khăn trong nửa cuối năm". Tâm lý người tiêu dùng Mỹ đang gần chạm mức thấp kỷ lục do lạm phát làm xói mòn tiền lương. Thị trường nhà đất đang suy sụp do tỷ lệ thế chấp tăng gấp đôi. Ông Lachman, người cũng từng là cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết các nhà xuất khẩu Mỹ đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” do đồng USD tăng mạnh và những khó khăn ở nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới. Tình hình thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn. Lạm phát đang cao hơn ba lần so với mục tiêu 2% của Fed, và ngân hàng trung ương này sau đợt tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm mới nhất đã báo hiệu sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa. Chi phí đi vay cao hơn dự kiến sẽ làm chậm hoạt động tuyển dụng lao động và đầu tư sản xuất, kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế vốn đã chậm lại càng chậm hơn. Rủi ro về một cuộc hạ cánh cứng cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu Fed có đang “hãm phanh” quá mạnh trong nỗ lực kiềm chế lạm phát hay không. Số liệu kinh tế mới nhất sẽ chỉ thổi bùng thêm những tranh luận này Ông James Morrison, Phó Giáo sư tại Khoa Quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London cho biết, việc tăng lãi suất ở Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ tới nền kinh tế này mà còn lan tỏa tới kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, khi hoàn cảnh hiện thời đầy rẫy những khó khăn vì tính chi phối của đồng USD khiến các nền kinh tế và giới hoạch định chính sách của nhiều nước khác chật vật tìm hướng đi sau giai đoạn suy giảm vì đại dịch. * “Hiệu ứng lan tỏa” ra kinh tế toàn cầu Theo ông Morrison, đối với câu hỏi liệu cách giải quyết lạm phát của Fed có thể kích hoạt một cuộc suy thoái toàn cầu hay không, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tất cả phụ thuộc vào việc Fed tăng lãi suất một cách quyết liệt như thế nào. Vị học giả này cho hay bằng cách làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ - vốn là một thị trường tiêu thụ lớn, hoạt động tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ từ khắp thế giới của nước này cũng sẽ chậm lại. Trong khi đó, việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến chính phủ và các nền kinh tế khác khó vay hơn trên thị trường mở để khỏa lấp cho các khoản thâm hụt ngân sách. Động thái của Fed sẽ làm tăng chi phí đi vay của những nước này, rồi “hút” dòng tiền ra khỏi các nền kinh tế đó về lâu dài. Về tác động của việc Mỹ tăng lãi suất đối với các thị trường mới nổi, ông Morrison cho biết các nước đang phát triển đa phần đang chịu sự chi phối của đồng USD. Việc đồng bạc xanh mạnh lên khiến các nền kinh tế này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không thể trả được các khoản nợ bằng đồng USD của họ. Trong nhiều trường hợp khác, các quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu giá rẻ cũng chịu tác động tiêu cực khi đồng USD mạnh lên và mô hình thương mại toàn cầu thay đổi theo tình hình. Không chỉ những nước nghèo, các quốc gia phát triển của phương Tây cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Đồng euro gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm và ngang bằng với USD trong một thời gian, trước khi phục hồi phần nào. Ông Morrison cho biết sự ngang giá này cho thấy chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không mang lại hiệu quả mong muốn. Nhìn sâu hơn, sự ngang giá đó còn ảnh hưởng đến các mô hình thương mại giữa Mỹ - EU và cả các mô hình đầu tư, không chỉ giữa hai nền kinh tế khổng lồ này mà còn với tất cả phần còn lại của thế giới. Khi đồng USD mạnh lên, châu Âu có thể xuất khẩu nhiều hơn. Nhưng một đồng USD mạnh cũng có thể sẽ thúc đẩy phần còn lại của thế giới, bao gồm châu Âu gia tăng đầu tư vào Mỹ. Đó sẽ không phải một tin đáng vui mừng cho châu Âu, khi khu vực này vẫn chật vật tìm cách thúc đẩy tăng trưởng sau “cơn đau” do đại dịch COVID-19 gây ra./.Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới tăng phiên 28/7 do số liệu ảm đạm từ kinh tế Mỹ
07:55' - 29/07/2022
Sau khi số liệu GDP xác nhận những lo ngại suy thoái, các nhà giao dịch dự đoán Fed sẽ chậm tăng lãi suất, qua đó làm tăng sức hấp dẫn cho vàng.
-
Ý kiến và Bình luận
CNBC: Kinh tế Mỹ khả năng cao sẽ suy thoái trong 12 tháng tới
10:43' - 28/07/2022
Theo kết quả khảo sát của CNBC, nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bằng cách nâng lãi suất rất có khả năng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
08:57' - 27/07/2022
IMF cho rằng Mỹ Latinh và Caribe là một trong số ít khu vực đang có những biện pháp xử lý khá tốt đối với sự bất ổn của kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Joe Biden lạc quan về kinh tế Mỹ
12:04' - 26/07/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden tin tưởng nền kinh tế sẽ không rơi vào suy thoái, mặc dù GDP công bố vào cuối tuần này có thể cho thấy nền kinh tế Mỹ đang suy giảm trong quý thứ 2 liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này