Mỹ: “Made in China 2025” ảnh hưởng tiêu cực, làm méo mó thị trường
Ngày 1/4, Chính phủ của Tổng thống Joe Biden thể hiện sự quan tâm đối với một số chính sách và biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để kích thích kinh tế, cho rằng những chính sách này ảnh hưởng tiêu cực tới công ty nước ngoài và làm méo mó thị trường.
Theo Bloomberg, báo cáo dự báo rào cản thương mại nước ngoài năm 2021 do Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Chi Tai công bố ngày 31/3 cho thấy chiến lược “Made in China 2025” được Trung Quốc công bố năm 2015 bao gồm sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước một cách sâu rộng, đồng thời hạn chế và phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài.Quan điểm của Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden thống nhất với quan điểm của chính phủ dưới thời các cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Chi Tai nhấn mạnh ngay cả khi Trung Quốc không thể thực hiện hoàn toàn các mục tiêu chính sách xác định trong chiến lược “Made in China 2025” thì vẫn có thể gây nên hoặc làm trầm trọng thêm sự méo mó của thị trường, đồng thời tạo ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất nghiêm trọng trong nhiều ngành công nghiệp mục tiêu.Điều này có thể gây thiệt hại lâu dài đối với lợi ích của Mỹ, bởi vì các công ty nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc đã gia tăng thị phần trên thị trường, làm tổn hại lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động trên những lĩnh vực này.
Mỹ và Trung Quốc rơi vào cuộc chiến thương mại dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và tiếp tục kéo dài đến nay, mỗi năm Mỹ vẫn áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 335 tỷ USD.Trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước vào năm 2020, Trung Quốc cam kết mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn, song do dịch COVID-19 phá vỡ chuỗi cung ứng và vận chuyển nên Trung Quốc vẫn chưa thể thực hiện mục tiêu trong thỏa thuận năm 2020.
Tại buổi điều trần trước Quốc hội vào tháng trước, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Chi Tai kêu gọi Trung Quốc thực hiện cam kết nói trên. Bà thừa nhận các quan chức Mỹ trước đây đã cố gắng thúc đẩy cải cách cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng vấp phải trở ngại, do đó Chính phủ của Tổng thống Joe Biden cần phải “tìm kiếm tất cả các lựa chọn”. Báo cáo cho rằng nếu duy trì quỹ đạo tăng trưởng hiện nay, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong 10 năm tới, trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Theo Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Chi Tai, việc Trung Quốc tiếp tục mạnh tay trợ cấp cho ngành công nghiệp trong nước đã gây tổn hại ngành công nghiệp của Mỹ.Mỹ đang hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản để xác định các chương trình hành động hiệu quả và quy tắc tiềm năng hơn nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp chưa được đề cập trong các nghĩa vụ hiện nay./.
>>Mỹ đề nghị hủy niêm yết sản phẩm tài chính của 3 doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc
Tin liên quan
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ đề xuất tăng thuế doanh nghiệp để tài trợ phát triển hạ tầng
11:50' - 01/04/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ buộc các tập đoàn như Amazon phải đóng số tiền thuế thỏa đáng để tài trợ cho kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng với 2.000 tỷ USD vừa được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố thêm kế hoạch chi tiêu khổng lồ trị giá hơn 2.000 tỷ USD
08:55' - 01/04/2021
Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch chi tiêu khổng lồ trị giá hơn 2.000 tỷ USD nhằm hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.