Mỹ mở rộng danh sách các quan chức cấp cao phụ trách vấn đề Triều Tiên
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ định ông Stephen Biegun, Phó Chủ tịch Tập đoàn ô tô Ford, làm đặc phái viên của Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên.
Không lâu sau đó, quyền Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Marc Knapper đã được bổ nhiệm làm quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Triều Tiên và Nhật Bản.
Ngoài ra, ông Mark Lambert, Giám đốc chính sách về Hàn Quốc của Bộ Ngoại giao Mỹ, được chỉ định vào cương vị quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về vấn đề Triều Tiên. Hiện chưa rõ công việc này có trở thành một vị trí chính thức trong Bộ Ngoại giao Mỹ hay không.
Ông Lambert có kinh nghiệm dày dạn về vấn đề Triều Tiên, trong đó có việc tham gia công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 6 vừa qua tại Singapore.
Một nguồn tin cho hay nhiều khả năng ông Lambert sẽ hỗ trợ chuyên môn cho đặc phái viên Biegun, trong bối cảnh có thông tin cho rằng phái viên mới sẽ sớm có chuyến thăm tới Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực.
Cùng ngày, tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - đã đăng một bài báo chỉ trích Washington gây cản trở tiến bộ trong quan hệ liên Triều thông qua việc duy trì áp đặt trừng phạt đối với Bình Nhưỡng bất chấp bầu không khí hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Tờ Rodong Sinmun kêu gọi Hàn Quốc không bị ảnh hưởng bởi Mỹ trong việc thực thi các thỏa thuận đạt được trong hai cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vừa qua. Báo này nhấn mạnh việc cải thiện mối quan hệ liên Triều không gây bất lợi gì đối với Mỹ.
Trong khi đó, trang web đối ngoại Uriminjokkiri của Triều Tiên cũng kêu gọi Hàn Quốc tập trung thực thi thỏa thuận Panmunjom, thay vì chịu tác động từ các thế lực bên ngoài trong việc cải thiện quan hệ hai miền.
Cùng chung quan điểm này, một trang mạng thuộc sở hữu nhà nước khác là Meari cho rằng Seoul đã phá vỡ cam kết mở văn phòng liên lạc chung sớm nhất có thể do chịu ảnh hưởng từ Mỹ.
Những lời kêu gọi trên được đăng tải một ngày trước khi phái viên của Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong Tuyên bố Panmunjom được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh trước đó, hai miền Triều Tiên đã nhất trí hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa “hoàn toàn” Bán đảo Triều Tiên, ngừng các hành động thù địch đối với nhau và thúc đẩy giao lưu liên Triều.
Tuy nhiên, Triều Tiên đã tỏ ý thất vọng khi tiến triển trong hợp tác kinh tế giữa hai miền chậm hơn so với dự kiến, trong khi Hàn Quốc dường như chưa sẵn sàng thúc đẩy hợp tác đầy đủ, chủ yếu do các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Mỹ vẫn giữ quan điểm về việc sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt cho đến khi Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân.
Hàn Quốc và Triều Tiên mới đây đã không tiến hành được một cuộc khảo sát thực địa chung về một tuyến đường sắt liên Triều do không được phép từ Bộ Chỉ huy của Liên hợp quốc (UNC).
Trong khi đó, người phát ngôn Phủ tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom ngày 27/8 cũng tuyên bố Hàn Quốc sẽ xem xét lại việc mở văn phòng liên lạc liên Triều sau khi các cuộc đàm phán Mỹ-Triều về phi hạt nhân hóa Triều Tiên rơi vào bế tắc./.
>>>Hàn Quốc và Triều Tiên sắp xếp cuộc gặp thượng đỉnh song phương
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên vẫn quyết tâm duy trì đối thoại với Mỹ
11:46' - 31/08/2018
Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Cho Yoon-je ngày 30/8 cho biết Triều Tiên vẫn quyết tâm duy trì đà đối thoại với Mỹ mặc dù có sự trục trặc gần đây giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kéo dài thêm 1 năm lệnh cấm công dân đến Triều Tiên
21:43' - 30/08/2018
Theo thông báo trực tuyến ngày 30/8, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ kéo dài thêm 1 năm lệnh cấm công dân nước này đến Triều Tiên tới ngày 31/8/2019.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát ngôn của Mỹ liên quan vấn đề Triều Tiên là phi lý
16:02' - 30/08/2018
Ngày 30/8, Trung Quốc cho rằng những phát biểu trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh liên quan vấn đề quan hệ với Triều Tiên là "vô trách nhiệm và phi lý".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.