Mỹ sẽ "chặn" dòng vốn quốc tế của Trung Quốc?
Tuy nhiên, tờ Thương báo của Hong Kong (Trung Quốc) đã có bài viết nhận định phát ngôn này có phần chưa thực tế bởi hiện nay, quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT) đang tăng tốc nhanh hơn bao giờ hết.
Vị thế đồng NDT giờ đã khácTrung Quốc là một quốc gia thực hiện kiểm soát ngoại hối, nghĩa là Bắc Kinh thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Vào ngày 1/10/2016, đồng NDT đã được đưa vào giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - đơn vị tiền tệ quy ước được tạo ra bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), qua đó trở thành một trong những lựa chọn tiền tệ dự trữ quốc tế.Kể từ đó, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã tăng tốc nhanh chóng. Điều này lý giải hiện tượng vì sao trong những năm gần đây, tỷ lệ sử dụng đồng NDT để thanh toán thương mại với Trung Quốc của các nước EU, Nga và nhiều nước Đông Nam Á đã dần tăng lên.Do đó, bài viết trong tờ Thương báo cho rằng việc hạn chế dòng vốn quốc tế của Mỹ sẽ chỉ là hành động đơn phương gây sự với "tư duy đi ngược toàn cầu hóa", tác động không lớn như tưởng tượng.
Theo bài viết, Trung Quốc hiện có hai trung tâm tài chính quốc tế lớn và trung tâm thanh toán vốn quốc tế (một là Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải và cũng là Trung tâm thanh toán đồng NDT trong nước lớn nhất của Trung Quốc; hai là Trung tâm tài chính quốc tế châu Á-Hong Kong và cũng là Trung tâm thanh toán đồng NDT lớn thứ hai thế giới ở bên ngoài Trung Quốc đại lục).Vào ngày 28/4/2016, Vương quốc Anh đã vượt qua Singapore để trở thành trung tâm thanh toán đồng NDT lớn thứ hai trên thế giới ở bên ngoài Trung Quốc đại lục, với quy mô thanh toán chỉ đứng sau Hong Kong (Trung Quốc).
Tuy nhiên, đến giữa tháng 11/2019, London (Anh) tiếp tục vượt qua Hong Kong để trở thành trung tâm thanh toán đồng NDT lớn nhất thế giới ở bên ngoài Trung Quốc đại lục, với tổng lượng thanh toán hàng năm vượt trên 40.000 tỷ bảng Anh, khối lượng giao dịch hàng ngày vượt trên 85 tỷ bảng, chiếm 43,9% lượng giao dịch nhân dân tệ toàn cầu ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.Trong khi đó, Hong Kong tụt xuống vị trí thứ hai, hiện chỉ chiếm 24,37% lượng giao dịch của đồng NDT toàn cầu bên ngoài Trung Quốc đại lục.Dù vậy, cùng với việc Quốc hội Trung Quốc sớm hoạch định và ban hành Luật An ninh Quốc gia áp dụng cho Hong Kong, môi trường tài chính quốc tế của Hong Kong được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi trở lại ổn định và vẫn mong muốn lấy lại vị trí hàng đầu và là trung tâm thanh toán đồng nhân dân tệ lớn nhất thế giới ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc: Nền kinh tế tự chủ và tuần hoàn công nghiệpBên cạnh đó, trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc hiện đã có một hệ thống chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh, cũng như một chu kỳ kinh tế tự chủ và nền kinh tế tuần hoàn công nghiệp. Nước này đã chủ trì tổ chức hai đợt hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Thượng Hải và Hội chợ quốc tế lần thứ ba sẽ sớm được tổ chức. Trong bối cảnh đó, cánh cửa lớn của Trung Quốc đã được mở ra với thế giới.Cùng với việc mở ra mô hình kinh tế toàn cầu mới, thị trường Trung Quốc đang ngày càng rộng mở, không chỉ có thể triệt tiêu những tác động tiêu cực của việc Mỹ gây sức ép lên nhu cầu thị trường quốc tế của ngoại thương Trung Quốc, mà còn có thể không ngừng đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển thị trường nội nhu khổng lồ, đồng thời mở rộng quy mô và tốc độ lưu động của dòng vốn quốc tế ở Trung Quốc đại lục. Sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc, kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh chóng và thoát khỏi đáy vực. Do đó, ngay cả khi Mỹ một lần nữa gây sức ép lên Trung Quốc bằng lá bài thương mại thì tư duy Chiến tranh Lạnh đã lỗi thời, cùng các rào cản thương mại và vốn cấu trúc cao, sẽ đi ngược lại lý luận "cùng hội nhập cùng xây dựng, hợp tác chia sẻ và cùng phát triển" của quốc tế thời đại mới. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ dốc sức "đi ngược lại toàn cầu hóa" là không có lối thoát bởi mô hình hợp tác và phát triển kinh tế toàn cầu hóa sẽ mở ra một hành trình mới trong chiến thắng chung của cuộc chiến chống lại dịch bệnh ở Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.Ngoài ra, việc xây dựng Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau của Trung Quốc cũng đang được tăng tốc. Năm 2019, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vùng vịnh lớn đã vượt trên 1.600 tỷ USD. Ba khu thí điểm ngành dịch vụ hiện đại và Khu thương mại tự do trong Vùng vịnh lớn (tức khu tạm treo thuế nhập khẩu, khu thuế quan đặc biệt) cũng đang được đẩy nhanh xây dựng.Ngày 24/8/2019, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố phê duyệt xây dựng 6 Khu thương mại tự do mới tại 6 tỉnh và khu tự trị, bao gồm Sơn Đông, Giang Tô, Quảng Tây, Hà Bắc, Vân Nam và Hắc Long Giang.
Cho đến nay, Trung Quốc đã phê duyệt 18 khu thương mại tự do, bao phủ hơn 60% các tỉnh, khu tự trị tại Trung Quốc Đại lục. Cùng với đó, việc xây dựng các khu thương mại tự do ở Đại lục đã noi gương kinh nghiệm thành công của Hong Kong và đang cho thấy xu hướng phát huy đầy đủ các lợi thế của các cảng khẩu, không gian địa lý kinh tế, thúc đẩy phát triển sáng tạo.Do vậy, cùng với việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới trị giá 40.000 tỷ NDT của Trung Quốc đang dần được khởi động và sẽ xuất hiện hiệu ứng chu kỳ của một vòng đầu tư mới kích thích tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, tờ Thương báo (Hong Kong) cho rằng việc Mỹ bế quan tỏa cảng, cố gắng phong tỏa và thu hẹp không gian thị trường vốn của Trung Quốc đã thực sự xem nhẹ sự hội nhập của Hong Kong vào nền kinh tế Vùng Vịnh Lớn, việc Trung Quốc không ngừng rộng mở thị trường, cũng như xu hướng phát triển theo hướng tiếp cận vốn tài chính quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế mới. Qua đó có thể thấy, Mỹ rất khó hạn chế dòng vốn quốc tế đến Trung Quốc./.- Từ khóa :
- trung quốc
- mỹ
- mỹ trung
- hong kong
- quốc tế hóa đồng NDT
- nhân dân tệ
- ndt
- imf
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo kế hoạch áp đặt hạn chế thị thực với công dân Mỹ
16:33' - 29/06/2020
Ngày 29/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với các công dân Mỹ có hành xử không đúng mực liên quan tới Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc).
-
Công nghệ
Báo Mỹ: Mỹ vận động EU ngừng sử dụng thiết bị kiểm tra an ninh của Trung Quốc
14:12' - 29/06/2020
Chính quyền Mỹ đang tìm cách thuyết phục chính phủ các nước châu Âu chấm dứt sử dụng thiết bị giám sát của công ty Nuctech của Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc tăng 6% trong tháng 5
06:00' - 29/06/2020
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 28/6 thông báo lợi nhuận của các công ty công nghiệp nước này trong tháng Năm tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 582,3 tỷ nhân dân tệ (NDT, 82,28 tỷ USD)
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ đánh giá tích cực việc Trung Quốc thực hiện thỏa thuận thương mại
09:57' - 24/06/2020
Theo Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc không chỉ hoàn toàn còn nguyên vẹn, mà Trung Quốc còn đang thúc đẩy một số lĩnh vực trong thỏa thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
12:07'
Các vấn đề về chính sách tài chính thu hút đầu tư từ khu vực công và tư nhân, làm thế nào để xây dựng các chính sách tài chính hiệu quả, tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng Phố Wall thắng lớn nhờ thị trường biến động mạnh
09:54'
Kết quả kinh doanh tổng hợp của JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America và Citigroup đánh dấu sự phục hồi của mảng giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản dừng kế hoạch phát tiền mặt cho người dân khi vật giá leo thang
09:18'
Ngày 16/4, Nhật Bản quyết định bỏ kế hoạch phát tiền mặt cho toàn bộ người dân như một trong những biện pháp giảm tác động tiêu cực đến chính sách thuế quan của Mỹ và tình trạng vật giá leo thang.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dù lãi lớn, ngân hàng Mỹ vẫn thận trọng trước tác động từ thuế quan
09:00' - 16/04/2025
Giới lãnh đạo ngành ngân hàng cho biết, mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng người tiêu dùng và doanh nghiệp đã bắt đầu phản ứng và ngày càng thận trọng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hơn 100.000 tỷ đồng được dành cho vay ưu đãi nông, lâm, thủy sản
17:23' - 15/04/2025
Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được triển khai đến khi doanh số cho vay đạt 100.000 tỷ đồng theo mức đăng ký của các ngân hàng thương mại.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quý I/2025: Lợi nhuận khởi sắc nhưng phân hóa rõ nét
08:02' - 15/04/2025
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với những con số cho thấy đà tăng trưởng ổn định và triển vọng tích cực cho cả năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
21:40' - 14/04/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá được xem là yếu tố then chốt để tiết giảm chi phí trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan Mỹ gây thêm khó khăn cho quyết định lãi suất của ECB
19:42' - 14/04/2025
Giới chuyên gia nhận định chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ đang làm tăng thêm sự khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của ECB khi phải quyết định có nên hạ lãi suất một lần nữa hay không.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Eurozone tăng
16:10' - 14/04/2025
Ngày 14/4, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone, trong đó có Đức đã tăng vì khả năng các thiết bị điện tử của Trung Quốc được miễn áp dụng thuế nhập khẩu cao của Mỹ.