Mỹ: Texas cấm vận chuyển khí tự nhiên ra khỏi bang
Thống đốc bang Greg Abbott đã ban hành lệnh cấm vận chuyển khí tự nhiên ra khỏi bang nhằm cố gắng đẩy nhanh quá trình khôi phục năng lượng.
Đợt lạnh hiện tại tại Texas được dự đoán đến cuối tuần này mới kết thúc sau khi khiến ít nhất là 21 người thiệt mạng và làm hàng triệu người lâm vào cảnh mất điện.
Thống đốc Greg Abbott đã yêu cầu các nhà cung cấp khí tự nhiên ở Texas không vận chuyển mặt hàng này ra ngoài bang cho đến Chủ Nhật (21/2), trong khi các đường ống và giếng khí tự nhiên vẫn đang bị đóng băng.
Hơn 40% lượng khí tự nhiên xuất khẩu của Mỹ là từ Texas. Đây là bang sản xuất nhiều dầu và khí tự nhiên nhất của Mỹ, nhưng không giống như ở North Dakota hay Alaska, các công ty năng lượng ở đây lại không quen với việc ứng phó với nhiệt độ lạnh.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Texas chiến gần 25% sản lượng khí tự nhiên của Mỹ, khoảng 27,8 tỷ foot khối mỗi ngày (1 foot khối = 0,0283 m3), nhưng chỉ tiêu thụ một phần trong đó và vận chuyển phần còn lại sang các bang khác hay sang Mexico bằng đường ống.
Ngành năng lượng của Texas đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết lạnh khắc nghiệt, khi công suất lọc dầu giảm khoảng 4 triệu thùng/ngày và sản lượng dầu cũng mất ít nhất 1 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên cũng giảm mạnh.
Thời điểm này một tuần trước, Texas sản xuất được khoảng 7,9 tỷ foot khối/ngày, nhưng con số này chỉ còn 1,9 tỷ foot khối/ngày vào ngày 17/2, theo số liệu từ Refinitiv Eikon.
Tổng sản lượng khí tự nhiên của Mỹ cũng giảm khoảng 19% so với cuối tuần trước xuống còn 71,9 tỷ foot khối/ngày trong ngày 17/2.
Lượng khí tự nhiên của Mỹ xuất khẩu sang Mexico qua đường ống chỉ còn 3,8 tỷ foot khối/ngày trong ngày 17/2, giảm so với mức trung bình của 30 ngày qua là 5,7 tỷ foot khối, khoảng 75% trong số này là từ Texas.
Chuyên gia Ian Archer của IHS Markit cho biết tình trạng đóng băng này còn khiến lượng khí tự nhiên xuất khẩu của Canada sang Mỹ tăng lên các mức cao nhất kể từ năm 2010.
Khi mà các vùng sản xuất dầu khi chủ chốt như Permian và Bắc Louisiana được dự đoán sẽ có nhiều tuyết hơn, bà Anna Lenzmeier, chuyên gia năng lượng của công ty BTU Analytics dự đoán hoạt động sản xuất sẽ tạm ngừng đến hết ngày 19/2.
Nhiều cảng ở Texas như Houston, Galveston và các điểm xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng chủ chốt ở Freeport và Sabine Pass cũng bị đóng cửa do thời tiết.
Các nhà sản xuất ở Permian Basin, mỏ dầu lớn nhất nước Mỹ, cho biết tình trạng mất điện là vấn đề chính, và cho đến khi có điện trở lại thì việc tái khởi động bất cứ thiết bị nào bị đóng băng cũng rất khó khăn.
Theo các chuyên gia của Wood Mackenzie, sản lượng dầu thô đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày, và có thể phải mất vài tuần mới khôi phục được hoàn toàn hoạt động sản xuất.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung đã khiến giá dầu tăng hơn 1,5% trong phiên ngày 17/2, trong khi khí tự nhiên đã tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng qua./.
- Từ khóa :
- bang texas
- texas
- bão tuyết
- khí tự nhiên
- dầu
- mỹ
Tin liên quan
-
Đời sống
Hàng triệu người Mỹ sống trong cảnh mất điện do bão tuyết
08:02' - 18/02/2021
Ba ngày qua, hàng triệu người Mỹ phải sống trong cảnh mất điện do ảnh hưởng của bão tuyết và mưa băng giá ở các bang phía Nam.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp tục tăng do nguồn cung bị gián đoạn ở bang Texas
18:32' - 17/02/2021
Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục tăng trong phiên chiều 17/2 do thời tiết lạnh giá khiến các giếng dầu và nhà máy lọc dầu ở bang Texas (Mỹ) đóng cửa làm nguồn cung bị gián đoạn.
-
Kinh tế & Xã hội
Một số bang của Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp do bão tuyết
15:50' - 01/02/2021
Vùng Đông Bắc nước Mỹ, trong đó có thành phố New York, đang chuẩn bị đón một trận bão mùa Đông dự báo đổ bộ trong ngày 1/2 với lượng tuyết lớn bao phủ nhiều khu vực.
-
Kinh tế & Xã hội
Lốc xoáy, bão tuyết tại Mỹ gây thiệt hại nặng nề
07:51' - 27/01/2021
Ngày 26/1, Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) cho biết lốc xoáy đã xảy ra tại bang Alabama khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lý do người Nhật ngày càng "nghèo đi"
06:30'
Ngay cả trước khi dịch bệnh này bùng phát thì Nhật Bản cũng đã là một trong những nước phát triển có mức độ sa sút kinh tế rõ rệt nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức EU kêu gọi WB loại bỏ đầu tư cho dự án nhiên liệu hóa thạch
21:42' - 27/02/2021
Các quan chức châu Âu đã thúc giục ban lãnh đạo WB mở rộng chiến lược chống biến đổi khí hậu và loại trừ các khoản đầu tư vào các dự án liên quan đến dầu và than hóa thạch khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán khó về quyền tự chủ của EU
17:33' - 27/02/2021
Một năm sau hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên diễn ra theo hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo EU lại gặp nhau qua màn hình trong các ngày 25-26/2 để thảo luận về tình hình dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil: Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn cao kỷ lục trong năm 2020
17:30' - 27/02/2021
Theo Viện thống kê quốc gia Brazil - IBGE, tỷ lệ thất nghiệp trong quý IV/2020 giảm, nhưng mức trung bình 13,5% của năm 2020 vẫn là kỷ lục, khi dịch COVID-19 tác động mạnh đến kinh tế Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD vượt "ải" Hạ viện Mỹ
16:13' - 27/02/2021
Chiều 27/2 (giờ Việt Nam), với tỷ lệ khá sít sao - 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ dịch COVID-19 khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Kỳ vọng vào luồng gió mới từ WTO
14:29' - 27/02/2021
Bà Okonjo-Iweala chèo lái WTO trong bối cảnh vị thế của tổ chức thương mại đa phương này đang ngày càng suy yếu, đặc biệt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tham gia dự án xây dựng sân bay lớn ở Ba Lan
14:19' - 27/02/2021
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Hàn Quốc sẽ giúp Ba Lan xây dựng một sân bay lớn mới theo hai hợp đồng được ký kết ngày 26/2.
-
Kinh tế Thế giới
G20 cam kết hợp tác chặt chẽ hơn để đẩy nhanh đà phục hồi kinh tế
11:19' - 27/02/2021
Các quan chức G20 đã nhất trí duy trì chính sách mở rộng để trợ giúp các nền kinh tế vượt qua những tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gói kích thích kinh tế "mắc" ở điều khoản tăng lương tối thiểu
11:06' - 27/02/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vận động cho việc tăng lương tối thiểu lên mức 15 USD/giờ, từ mức 7,25 USD được duy trì từ năm 2009.