Mỹ và Trung Quốc chỉ còn ba tuần để tránh đàm phán thương mại đổ vỡ
Trang The Interpreter của Viện nghiên cứu chính sách Lowy (Australia) vừa đăng bài viết của nhà nghiên cứu John Edwards nhận định rằng sau một tuần hỗn loạn kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 1/9 tới, thị trường toàn cầu đã khởi sắc trở lại.
Giá cổ phiếu đang phục hồi và thị trường tiền tệ ổn định hơn. Hai bên không công bố hành động trả đũa nào mới và theo Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow, vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lần thứ 13 vẫn sẽ diễn ra tại Washington vào tháng tới.
Sự phục hồi của thị trường tài chính phản ánh niềm tin cuae giới đầu tư rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trên con đường hướng tới giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, có thể nói rằng niềm tin đó rất mong manh do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giờ đã thay đổi theo hướng phức tạp hơn nhiều và hai bên ngày càng khó khăn hơn trong việc đạt được một thỏa thuận.Trước ngày 1/8, thời điểm ông Trump tuyến bố sẽ áp mức thuế mới từ tháng 9 tới đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán một gói nhượng bộ và cơ chế thực thi có thể giải quyết tranh chấp thương mại. Đó là một cuộc thảo luận rất khó khăn, nhưng ít nhất cũng tập trung vào các vấn đề chính. Tuy nhiên, kể từ khi quyết định áp dụng thuế quan bổ sung được đưa ra, cuộc đàm phán thực chất sẽ không thể tiếp tục nếu Washington và Bắc Kinh không có một thỏa thuận đình chiến nữa. Hai bên sẽ phải có một cuộc đàm phán về thuế quan để cho phép các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại song phương tiếp tục. Nếu Mỹ thực sự áp mức thuế mới vào ngày 1/9, Trung Quốc sẽ nhanh chóng trả đũa. Trong trường hợp đó, thật khó để cuộc đàm phán thực chất tiếp tục vào cuối tháng Chín. Như đã thấy, các cuộc đàm phán đã được nối lại vào cuối tháng Bảy chỉ vì Mỹ đồng ý không áp thuế quan bổ sung như đã đe dọa.Trọng tâm của tranh chấp vẫn là sự khác biệt giữa các yêu cầu của hai bên như đã thấy từ cuối tháng Tư. Gói biện pháp rộng rãi về sở hữu trí tuệ, hạn chế đầu tư, v.v ... dường như đã được thỏa thuận, mặc dù vẫn còn một khoảng cách lớn về việc Trung Quốc sẵn sàng mua thêm bao nhiêu hàng hóa từ Mỹ. Trong khi Trung Quốc khăng khăng đòi dỡ bỏ các mức thuế phạt như một phần của thỏa thuận, Mỹ lại muốn giữ nguyên cho đến khi Trung Quốc chứng minh được họ đang thực hiện các cam kết.Quyết định của Tổng thống Trump ngày 1/8 dường như xuất phát từ sự khác biệt cơ bản này. Năm ngoái, Trung Quốc đã giảm một nửa lượng nhập khẩu đậu tương của Mỹ. Ông Trump dự kiến Bắc Kinh sẽ mua thêm đậu tương và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ để đổi lấy việc rút lại mối đe dọa về thuế quan bổ sung tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng Sáu. Nhưng theo lập trường cơ bản nêu ra tại các cuộc đàm phán này, Trung Quốc khẳng định bất kỳ sự nhượng bộ nào mà nước này đưa ra, bao gồm mua thêm nông sản Mỹ, phải được gắn với việc dỡ bỏ thuế quan, kể cả thuế quan bổ sung.Nếu đúng như vậy, trong ba tuần tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ phải giải quyết sự khác biệt đó. Nếu không, rất có thể các cuộc đàm phán thực chất sẽ không thể diễn ra vào tháng Chín. Trong trường hợp này, rất có thể các cuộc đàm phán sẽ không được tiếp tục trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Từ nay đến sau bầu cử, cuộc thương chiến giữa hai bên sẽ tiếp tục gây tổn hại cho nền kinh tế thế giới.Để các cuộc đàm phán có thể diễn ra trong tháng Chín, phía Trung Quốc có thể thông báo tăng mua đậu tương và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ theo kế hoạch, trong khi chính quyền của Tổng thống Trump đưa ra lý do để hoãn thời hạn 1/9 mà ông đặt ra cho việc áp thuế bổ sung. Nếu không có các động thái trên, sự phục hồi của thị trường tài chính trong tuần qua chỉ là dựa trên sự lạc quan hoàn toàn sai lầm và có thể bị đảo ngược nếu các cuộc đàm phán theo kế hoạch vào tháng Chín bị đình lại, và khả năng này là rất có thể.Nếu mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục bị chia tách, trở nên độc lập với nhau, và cản trở sự phát triển và thành công của nhau, toàn bộ ý tưởng về toàn cầu hóa - chủ đề kinh tế đã chi phối việc hoạch định chính sách kinh tế ở hầu hết các nước trong nửa thế kỷ qua, có nguy cơ bị đảo ngược.Tình trạng bán tháo xảy ra trên thị trường chứng khoán diễn ra khi kế hoạch áp thuế quan bổ sung được công bố chính là một lời nhắc nhở về những gì sẽ xảy ra nếu các cuộc đàm phán thực sự bị đổ vỡ và dẫn tới hàng loạt biện pháp trả đũa tiếp theo./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hệ lụy khi Mỹ áp thuế bổ sung với hàng Trung Quốc
09:49' - 12/08/2019
Theo chuyên gia Eric Mangunyi, các mức thuế bổ sung được Mỹ áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ dần đẩy các nhà sản xuất của Mỹ vào thế bất lợi và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.
-
Chứng khoán
Thương chiến Mỹ- Trung đẩy thị trường chứng khoán Mỹ vào một tuần đầy “thăng trầm”
13:42' - 10/08/2019
Tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến một tuần đầy “thăng trầm”, trước những diễn biến mới xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo chính sách tăng thuế của Mỹ đối với kinh tế Trung Quốc
11:55' - 10/08/2019
Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, trước xung đột thương mại với Mỹ, IMF ngày 9/8 cảnh báo nếu Washington tăng thuế hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ giảm mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.