Mỹ và Trung Quốc đã mở ra cuộc chiến mới trên “mặt trận” tiền tệ?
Theo giới chuyên gia, khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên còn chưa "ngã ngũ", thì hai nước lại mở ra một “mặt trận” mới trong cuộc đối đầu kinh tế tay đôi đang ngày càng leo thang: đó là tiền tệ.
* Sự đáp trả có "chủ ý" Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ 1/9 tới, Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách để cho đồng nhân dân tệ (NDT) trượt khỏi ngưỡng tâm lý quan trọng 7 NDT/USD mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã cố giữ trong suốt một năm qua.Cụ thể trong ngày 5/8 đồng NDT đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm là 7,0391 NDT/USD. PBoC cho biết các biện pháp đơn phương bảo hộ, cũng như đồn đoán về khả năng hàng hóa Trung Quốc sẽ chịu thêm các mức thuế bổ sung của Mỹ là những yếu tố chính dẫn đến sự giảm giá mạnh của đồng NDT.
Ngay sau khi đồng NDT lao dốc, một loạt các đồng tiền khác trên thị trường châu Á cũng đi xuống trong phiên 5/8. Đồng won Hàn Quốc chạm mức thấp của 3 năm là 1.218,3 won/USD, trong khi đồng rupee của Ấn Độ cũng rơi xuống mức yếu nhất kể từ đầu tháng 3/2019 là 70,425 rupee/USD. Đồng rupiah của Indonesia phiên này cũng giảm 0,7% xuống 14.270 rupiah đổi 1 USD, còn đồng baht Thái Lan – đồng tiền mạnh nhất khu vực châu Á kể từ đầu năm tới nay – giảm nhẹ xuống 30,84 baht đổi 1 USD. Đồng peso của Philippines để mất 0,4% xuống 51,84 peso/USD. Giới quan sát cho rằng thông qua việc cho phép đồng NDT giảm giá, Bắc Kinh đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Họ sẵn sàng sử dụng đồng nội tệ như một “vũ khí” trong cuộc chiến thương mại với Washington. Phía Mỹ lập tức có phản ứng. Bộ Tài chính Mỹ cùng ngày thông báo chính thức coi Trung Quốc là một "nước thao túng tiền tệ". Lần cuối cùng Mỹ có động thái tương tự là vào đầu những năm 1990. Kể từ đó, Washington đã không áp dụng "định danh" này cho Bắc Kinh. Hồi tháng 5/2019, một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ đã xác định đồng NDT của Trung Quốc có một số dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng chưa coi nước này là thao túng tiền tệ.Với thông báo ngày 5/8, Mỹ hoàn toàn có lý do để áp dụng mức thuế cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc, đồng thời có thể kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều tra đồng nội tệ của Trung Quốc, hoặc thuyết phục các đồng minh hạn chế hoạt động thương mại với nền kinh tế châu Á này.
* Những hậu quả tiềm ẩn Các động thái gần như song hành trên được coi là bước leo thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Giới phân tích và nhà kinh tế đều bày tỏ lo ngại về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng mà sự gia tăng căng thẳng này sẽ gây ra cho cả hai nước. Eswar Prasad, Giáo sư về chính sách thương mại tại Đại học Cornell (New York), nói rằng tình hình có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ biến thành một cuộc chiến trên "mặt trận" tiền tệ. Điều này có thể khiến Mỹ về cơ bản “cấm cửa” tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Kể từ thời kỳ tranh cử và trong giai đoạn đương nhiệm vị trí Tổng thống Mỹ, ông Trump đã đưa việc giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc thành ưu tiên hàng đầu của Washington. Nhưng vào đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng lên 900 tỷ USD - một mức kỷ lục mới. Theo chuyên gia Robert Scott thuộc Viện Chính sách kinh tế (EPI), thâm hụt thương mại của Washington với Bắc Kinh dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới khi đồng USD đã mạnh lên kể từ năm ngoái. Bên cạnh đó, sự mất giá của đồng NDT đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi bán sản phẩm của họ tại nước này cũng như tại các thị trường khác nơi các nhà sản xuất Trung Quốc đang cạnh tranh với họ, qua đó càng làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ. Nhưng hậu quả tiềm ẩn nguy hiểm nhất của một cuộc chiến tiền tệ sẽ là việc đà tăng trưởng kinh tế nói chung ở cả Mỹ và Trung Quốc đều “giảm tốc” trong thời điểm các nhà phân tích lo ngại sự suy giảm trên toàn cầu có thể đẩy Mỹ vào suy thoái. Câu hỏi được giới quan sát đặt ra là Tổng thống Mỹ Trump sẽ có động thái nào tiếp theo. Trong những tuần gần đây, ông Trump đã nhấn mạnh rằng một can thiệp tiền tệ không hẳn là nằm ngoài những biện pháp được cân nhắc. Hồi tháng Bảy, ông đã bác một tuyên bố của Cố vấn kinh tế hàng đầu Larry Kudlow rằng Nhà Trắng đã "loại trừ" một hành động trực tiếp làm suy yếu đồng USD khi nói với báo giới rằng: “Tôi không nói là tôi sẽ không làm điều gì đó”. Nếu quyết định làm suy yếu đồng USD, Chính quyền Tổng thống Trump có thể chính thức tuyên bố chấm dứt chính sách đồng USD mạnh được đưa ra vào năm 1995 dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton. Ông Trump cũng có thể chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ phối hợp với Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh New York để bán ra đồng USD trong nỗ lực hạ thấp giá trị của đồng bạc xanh. Giới quan sát cho rằng tình hình chưa đến mức để ông Trump thực hiện các biện pháp hạ giá đồng bạc xanh. Nhưng nếu Mỹ thực sự viện đến biện pháp này, làn sóng phá giá nội tệ có thể sẽ lan ra trên toàn thế giới Một đồng nội tệ yếu hơn có thể thúc đẩy xuất khẩu, nhưng đồng thời khiến nhập khẩu đắt hơn, từ đó có thể gây ra lạm phát và làm tổn thương hoạt động tiêu dùng. Lạm phát cao hơn sẽ ảnh hưởng tới các nền kinh tế và buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Phá giá tiền tệ cũng gây ra biến động và sự bất ổn trên thị trường tài chính vì nó làm cho giá trị của các tài sản và giá cổ phiếu đều giảm. Ông Mark Sobel, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, cho biết sự bất ổn tài chính liên quan đến các cuộc chiến thương mại sẽ làm tăng những yếu tố không chắc chắn và làm tổn thương lòng tin cũng như hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Điều này có thể có tác động lớn hơn đến nền kinh tế Mỹ, vốn đã giảm tốc trong quý II/2019. Đối với Trung Quốc, việc hạ giá đồng NDT cũng không hoàn toàn có lợi khi nó có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Đồng NDT yếu đi có thể giúp Trung Quốc giảm thiểu tác động của các biện pháp thuế quan mới từ Mỹ bằng cách giữ cho hàng xuất khẩu của họ có giá cả phải chăng trên thị trường. Nhưng đồng NDT mất giá có thể gây những thiệt hại ở “sân nhà” khi nó có thể châm ngòi cho tình trạng "thoái vốn" khỏi Trung Quốc và làm tổn thương sự ổn định của nền kinh tế này. Lần gần nhất Trung Quốc hạ giá đồng NDT là hồi năm 2015. Khi đó, Bắc Kinh phải chứng kiến gần 680 tỷ USD “chảy” khỏi nước này, theo Viện Tài chính Quốc tế. Giáo sư Steven Charles Kyle tại Đại học Cornell đã lên tiếng cảnh báo rằng những khoản thuế quan cao hơn và sự mất giá của các đồng tiền sẽ tái hiện những dấu hiệu dẫn đến cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930. Chỉ sau một vài năm như vậy, hoạt động thương mại thế giới gần như đình trệ hoàn toàn./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Đồng NDT xuống mức thấp nhất trong lịch sử
10:21' - 06/08/2019
Việc Mỹ chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ đã khiến đồng NDT trên thị trường hải ngoại rớt xuống mức thấp nhất chưa từng có trong phiên giao dịch ngày 6/8, ở mức 7,1265 NDT/USD.
-
Ngân hàng
Trung Quốc tái khẳng định khả năng duy trì tỷ giá đồng NDT
19:51' - 05/08/2019
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 5/8 tái khẳng định cơ quan này có khả năng duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) ổn định một cách cơ bản.
-
Ngân hàng
Đồng NDT giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm so với đồng USD
13:04' - 05/08/2019
Đầu giờ sáng 5/8 tại thị trường Trung Quốc, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã giảm mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010 so với USD xuống còn 7,1085 NDT/USD.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng NDT có bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
05:30' - 18/06/2019
Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến động mạnh ở cả thị trường trong và ngoài nước vào thời gian gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới 12 năm liên tiếp
12:59' - 25/01/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 24/1 cho biết Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị thế là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong 12 năm liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng đầu tư 2025: Cân bằng giữa cơ hội và rủi ro
09:00' - 25/01/2025
Theo các chuyên gia, năm 2025 có thể không phải là năm của trái phiếu, do giá hiện tại đang ở mức cao và lo ngại về vay nợ chính phủ quá mức vẫn tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
EU thiết lập kỷ lục mới về thương mại nông sản toàn cầu
07:55' - 25/01/2025
Báo cáo mới nhất được EC công bố cho biết EU đã đạt được thành tích ấn tượng trong lĩnh vực thương mại nông sản, với cả xuất khẩu và nhập khẩu đều thiết lập những con số kỷ lục mới trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Việt Nam-Singapore tăng trưởng trên 15%
20:16' - 24/01/2025
Năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng hết sức ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Singapore, với 10 tháng trên 12 tháng có mức tăng trưởng trên 15%.
-
Kinh tế Thế giới
Các khu kinh tế đặc biệt của Indonesia thu hút hơn 5,5 tỷ USD vốn đầu tư
14:53' - 24/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) của Indonesia đã thu hút 90,1 nghìn tỷ Rp (5,5 tỷ USD) vốn đầu tư mới và tạo ra 47.747 việc làm trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
14:06' - 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
13:23' - 24/01/2025
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:59' - 24/01/2025
Trong bối cảnh giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn châu Âu khoảng 4 lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo nguy cơ thảm khốc từ xung đột thương mại
07:58' - 24/01/2025
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo các cuộc xung đột thương mại từ việc áp thuế, xuất phát từ các đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho kinh tế toàn cầu.