Năm 2016 - năm bước ngoặt của nước Mỹ
Có thể nói, việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ chính là một trong những sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm 2016 bởi điều đó sẽ tác động sâu sắc đến tình hình nội bộ nước Mỹ cũng như bàn cờ chính trị thế giới trong những năm tới.
Đường lối cứng rắn, thực dụng
Không phải ngẫu nhiên mà tạp chí “Time” đã bầu chọn ông Trump là "Nhân vật của năm 2016" khi mà "ông trùm" bất động sản từ lúc bị đánh giá rất thấp ở vòng bầu cử sơ bộ đã lần lượt vượt qua các đối thủ là các chính trị gia sừng sỏ, dày dạn kinh nghiệm để cán đích đầu tiên trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, có vẻ như ông Trump và đội ngũ cố vấn chưa chuẩn bị cho tình huống trở thành Tổng thống Mỹ mà mới chỉ nghĩ tới việc làm sao để giành chiến thắng trong bầu cử, nên việc tìm kiếm nhân sự để lấp đầy các vị trí trong chính quyền mới, trong đó có các vị trí rất quan trọng trong nội các, đã khiến ông Trump và các cộng sự phải đau đầu, đồng thời cũng cho thấy sự thiếu kinh nghiệm chính trường của ông - một người xuất thân từ giới kinh doanh.
Trong nội các tương lai của Tổng thống đắc cử Trump, đa số đã cao tuổi, nhiều người là cựu tướng lĩnh hoặc doanh nhân, giữ trọng trách trong các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ. Theo giới phân tích, những động thái bổ nhiệm nhân sự trên cho thấy ông Trump sẽ triển khai đường lối lãnh đạo cứng rắn, nhưng cũng rất thực dụng, nhất là về chính sách đối ngoại.
Đúng như đã cam kết trong chiến dịch vận động tranh cử, việc đầu tiên của ông Trump sau khi đắc cử là tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày làm việc đầu tiên, kiên quyết cho xây bức tường rào biên giới với Mexico để ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép, trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ cư trú hợp pháp tại Mỹ.
Cho dù những tuyên bố tranh cử của ông được cho là sẽ làm mếch lòng các đồng minh, nhưng trên thực tế đã phát huy hiệu quả ngay lập tức khi hai đồng minh truyền thống là Hàn Quốc và Nhật Bản đã khẳng định sẵn sàng tăng chi phí quốc phòng để san sẻ gánh nặng chi phí với Mỹ.
Về phía Đảng Dân chủ, thất bại trong kỳ bầu cử vừa qua với việc để Đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai nhánh lập pháp và hành pháp thực sự là một bài học đau đớn. Thực tế, một người ngoại đạo như doanh nhân - chính khách Donald Trump, với khẩu hiệu "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại", đắc cử tổng thống cho thấy ông đã đánh trúng tâm lý cử tri Mỹ đang khao khát một sự thay đổi để tìm lại vị thế siêu cường cho nước Mỹ.
Giờ đây, Đảng Dân chủ phải tự nhìn lại mình và buộc phải thay đổi, qua đó mới có hy vọng lấy lại vị thế đã mất, trước mắt là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2018.
Kế thừa di sảnNước Mỹ sẽ chính thức có tổng thống mới sau ngày 20/1/2017, nhưng người ta không thể quên vai trò của Tổng thống Barack Obama trong năm qua. Cho dù đây là năm cuối cùng trong 8 năm cầm quyền liên tiếp của vị Tổng thống Mỹ da màu đầu tiên này, nhưng những việc làm thiết thực của ông, đặc biệt trên lĩnh vực đối ngoại, đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Mỹ.
Trên lĩnh vực kinh tế, lần đầu tiên trong vòng một năm qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng biên độ lãi suất cơ bản từ 0,25%-0,5% lên 0,5%-0,75%. Bước đi này không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích do kinh tế Mỹ đang hồi phục nhanh và thất nghiệp giảm mạnh.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý III/2016 tăng 3,2%, đạt nhịp độ tăng trưởng mạnh nhất trong hai năm qua, chủ yếu nhờ xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng khá mạnh. Quyết định của FED có thể được coi là một tín hiệu khả quan, cho thấy các điều kiện tài chính của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã ổn định sau cuộc suy thoái 2007-2008.
Về xã hội, Luật Chăm sóc sức khỏe (Obamacare) đã thực sự đem lại cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân thuộc tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội Mỹ, buộc Tổng thống đắc cử Donald Trump phải thay đổi quan điểm khi ông tuyên bố sẽ giữ lại một số nội dung của đạo luật này, thay vì sẽ bác bỏ hoàn toàn như tuyên bố lúc tranh cử.
Ngoài ra, bất chấp sự cản phá của Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát, ông Obama đã ban hành một số sắc lệnh hành chính để thúc đẩy cơ hội việc làm cho tầng lớp trung lưu, đảm bảo các chương trình phúc lợi về giáo dục, giảm đói nghèo, bảo vệ quyền của người đồng giới, tăng cường kiểm soát súng đạn, trì hoãn việc trục xuất người nhập cư có công việc và cuộc sống ổn định nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ,…
Trên lĩnh vực đối ngoại, chính quyền Tổng thống Obama tiếp tục thúc đẩy chính sách “tái cân bằng” sang châu Á- Thái Bình Dương trong năm 2016 với trọng tâm là củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm các đồng minh và đối tác mới tại Đông Nam Á nhằm mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này.
Hội nghị Sunnyland tổ chức tại bang California vào tháng 2/2016 theo sáng kiến của ông Obama là lần đầu tiên cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN diễn ra trên đất Mỹ.
Tiếp đó là chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng 5/2016 cùng với việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, thực chất hơn.
Bên cạnh đó, việc Tổng thống Obama thăm thành phố Hiroshima của Nhật Bản, nơi từng hứng chịu bom nguyên tử do Mỹ thả xuống trong Chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt là chuyến thăm lịch sử của ông tới Cuba, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới đảo quốc Caribe trong gần 90 năm, đã cho thấy thông điệp hòa giải, nhân văn, hướng tới tương lai của nhà lãnh đạo này.
Ông Trump từng tuyên bố sẽ đảo ngược các quyết định của các chính phủ tiền nhiệm mà ông cho là gây bất lợi cho nước Mỹ như thỏa thuận hạt nhân với Iran, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu,...
Nhiều ý kiến cho rằng với việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, thời đại toàn cầu hóa đã chấm dứt và chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi. Tuy nhiên, việc ông Trump kế thừa di sản của người tiền nhiệm Obama ở mức độ nào đó vẫn là một dấu hỏi lớn.
Với tính cách được coi là khá thất thường, việc dự báo chính sách của chính quyền mới của ông Trump thực sự là một thách thức đối với các chuyên gia, đặc biệt là việc ông có giữ nguyên những lời hứa khi tranh cử hay không vẫn là một yếu tố khó lường. Bức tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn khi ông Trump hoàn chỉnh nội các của mình và chính thức nhậm chức vào đầu năm 2017./.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- donal trump
- năm 2016
- năm bước ngoặt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ qua một vài số liệu kinh tế mới
06:25' - 25/12/2016
Kinh tế Mỹ không có nhiều đột biến trong những tháng cuối năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo nguy cơ tấn công trong dịp Giáng sinh
10:06' - 24/12/2016
Chính quyền liên bang Mỹ đã cảnh báo các cơ quan bảo vệ pháp luật nước này cần đề cao cảnh giác trên toàn quốc nhân dịp nghỉ lễ cuối năm.
-
Kinh tế Thế giới
Số liệu khả quan về kinh tế Mỹ sẽ thúc đẩy Fed nâng lãi suất
10:45' - 23/12/2016
Các chuyên gia nhận định số liệu khả quan về kinh tế Mỹ sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách nước này tiếp tục thắt chặt môi trường tín dụng, động thái sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.