Năm 2020 sẽ cấm nhập khẩu chất thải rắn vào Trung Quốc
Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc ngày 28/3 cho biết nước này đặt mục tiêu giảm nhập khẩu chất thải rắn xuống 0 vào năm 2020 nhằm giảm tình trạng ô nhiễm và khuyến khích các nhà máy tái chế xử lý khối lượng rác thải nội địa đang ngày càng gia tăng.
Phát biểu trên được ông Qiu Qiwen, Cục trưởng Cục quản lý chất thải rắn thuộc Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, đưa ra bên lề một cuộc họp báo. Mục đích của kế hoạch nói trên là ngăn chặn nhập khẩu tất cả các chất thải có thể có nguồn gốc từ trong nước.
Theo ông Qiu Qiwen, các sản phẩm không có trong danh sách bị cấm cũng có thể bị hạn chế trong năm tới, song những vật liệu chất lượng cao vẫn sẽ được chấp nhận.
Ông Qiu Qiwen nói rằng các chất thải rắn nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc và không chứa bất kỳ rủi ro nguy hiểm nào có thể được coi là hàng hóa thông thường.
Kể từ những năm 1980, Trung Quốc đã nhập hàng trăm triệu tấn phế liệu như giấy, nhựa, rác thải điện tử và kim loại phế liệu từ nước ngoài để tái chế. Năm 2018, Bắc Kinh đã bắt đầu hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này, trong khi cơ quan hải quan của nước này đã tiến hành một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu chất thải.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu 22,6 triệu tấn chất thải rắn trong năm 2018, giảm 47% so với năm 2017. Hồi tháng 12/2018, Bắc Kinh thông báo sẽ cấm nhập khẩu nhiều loại thép, đồng và nhôm phế liệu từ tháng 7/2019 và sau đó sẽ mở rộng lênh cấm sang các sản phẩm như thép không gỉ và titan phế liệu vào cuối năm nay.
Rác thải đã nổi lên là một trong những thách thức môi trường lớn nhất của Trung Quốc. Nước này đang đối mặt với lượng chất thải rắn tồn đọng khoảng 60-70 tỷ tấn, qua đó tạo áp lực lớn để chính phủ gia tăng khả năng tái chế trong nước.
Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch xây dựng các “thành phố không rác thải" và đang xây dựng hàng trăm “cơ sở tái chế toàn diện" trên cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng Trung Quốc thiếu cơ sở hạ tầng và chưa có thói quen xử lý chất thải do đó hoạt động xử lý rác thải sẽ khó có lợi nhuận./.
>>> Thực trạng chất thải điện tử toàn cầu: Cái giá quá đắt về kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thực trạng chất thải điện tử toàn cầu: Cái giá quá đắt về kinh tế
07:30' - 25/03/2019
Chất thải điện tử hiện là một trong những loại chất thải rắn phát triển nhanh nhất ở các đô thị. Mặc dù hầu như tất cả các loại chất thải điện tử đều có thể tái chế, song tỷ lệ tái chế là không cao.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế tuần hoàn giúp các nước phát triển thân thiện với môi trường
11:39' - 19/03/2019
Việc phát triển kinh tế tuần hoàn (circular economy) được đánh giá là giải pháp có thể giúp các nước thích nghi và tiến bước theo cách thân thiện với môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.