Năm 2021 giải quyết thủ tục hành chính tối đa 30 phút/trường hợp
Chiều 23/12, Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã làm việc với Ban soạn thảo Đề án “Thí điểm đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính”.
* Năm 2021 giải quyết thủ tục hành chính tối đa 30 phút/trường hợp
Dự kiến, trong năm 2021, nước ta sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Thời hạn hoàn thành đề án vào năm 2024.
Đề án hướng đến xây dựng bộ phận một cửa hiện đại, hiệu quả, có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết tất cả các thủ tục hành chính theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức (phi địa giới hành chính về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa); xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới, có khả năng số hóa, có khả năng kết nối với các kho dữ liệu cá nhân, bản đồ nhiệt phân tích các dữ liệu…
Theo đó, rút ngắn thời gian xếp hàng, chờ đợi của người dân, với lộ trình cụ thể năm 2021 tối đa 30 phút/trường hợp và đến năm 2023 tối đa còn 15 phút/trường hợp. Theo tính toán sơ bộ, tổng số tiền có thể tiết kiệm được khi thực hiện các phương án đổi mới khoảng trên 8.800 tỷ đồng/năm.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng đề án thí điểm đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin - giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2021.
Đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn bộ phận một cửa các cấp để giải quyết thủ tục hành chính; trong đó, 59 trong số 63 địa phương thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính như: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Tháp, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Kon Tum, Lâm Đồng...
* Giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn những hạn chế chủ yếu như: Thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính còn cắt khúc nhiều cửa và khâu trung gian, chưa rõ ràng trong các quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong quản lý một số lĩnh vực; cách thức giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước còn mang tính kinh nghiệm, thủ công, giấy tờ, chưa tích cực áp dụng những tiến bộ công nghệ tin học để phù hợp với nhu cầu trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Theo thống kê, số hồ sơ giấy chiếm tới 94,32%, song chưa được quan tâm số hóa và lưu trữ điện tử; đặc biệt không có giá trị khai thác để sử dụng lại đã tạo ra áp lực lớn đối với cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa. Việc bố trí nhân sự tại bộ phận một cửa còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là việc thiếu nguồn nhân lực, động lực để tối ưu hóa năng suất lao động, trong khi phải thực hiện lộ trình tinh giản biên chế...
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước, tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ. Ở nhiều tỉnh, thành phố bộ phận một cửa đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo đó, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được quá trình giải quyết thủ tục tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ; xác lập trật tự, kỷ cương mới trong quản lý thu phí và lệ phí.
Mặt khác, cơ chế một cửa liên thông đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước; giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của công tác cải cách thủ tục hành chính./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Bình Dương: Thanh toán không dùng tiền mặt khi giải quyết thủ tục hành chính công
16:23' - 22/12/2020
Ngày 22/12, tỉnh Bình Dương công bố dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
-
DN cần biết
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp vận tải
17:27' - 30/11/2020
Ngày 30/11, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tổ chức đối thoại, giải đáp và tiếp thu ý kiến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Ngành Công Thương khắc phục hạn chế về cải cách hành chính
17:25'
Bộ Công Thương đang quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như chương trình cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng quốc tế Germalink đón chuyến tàu thương mại đầu tiên
16:07'
Ngày 19/1, Công ty cổ phần Cảng Cái Mép Gemadept-Terminal Link đã tổ chức đưa vào hoạt động giai đoạn 1 cảng quốc tế Germalink (Germalink Port) và đón chuyến tàu thương mại đầu tiên cập cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Ấn tượng và niềm tin
15:50'
Trong năm 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công năm Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41 và có nhiều hoạt động tích cực trên cương vị là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020- 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư công trọng điểm: “Quả đấm thép” cho tăng trưởng kinh tế
15:30'
Năm 2021, nguồn vốn đầu tư công tập trung vào những dự án mang tính chất “quả đấm thép” trong tăng trưởng sẽ tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Xúc tiến thương mại những mặt hàng nông nghiệp đặc sản
13:03'
Năm 2021, tỉnh Tiền Giang tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 70.500 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
12:43'
Sáng 19/1, Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo công bố “Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2020: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên đổi mới sáng tạo
12:26'
Sáng 19/1, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Báo cáo kinh tế Việt Nam 2020: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo”.
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm, EVNNPT thực hiện khối lượng đầu tư gấp 1,26 lần
08:16'
Trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành đưa vào vận hành 232 công trình từ 220 – 500kV.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên
07:30'
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 70/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên.