Năm 2021, TP. HCM sẽ khởi công một số gói thầu dự án phát triển giao thông xanh
Hiện dự án đã hoàn tất thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và gia hạn Hiệp định vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) cho dự án đến ngày 31/12/2023.
Theo đó, dự án do Ban Giao thông làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 121,257 triệu USD vốn vay IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) của Ngân hàng Thế giới (WB) và gần 423 tỷ đồng vốn đối ứng.
Trước đó, cuối tháng 11/2020, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư phát triển giao thông xanh Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh đến năm 2023.
Dự án sẽ xây dựng tuyến xe buýt chất lượng cao số 1 dọc hành lang Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, với tên thương hiệu là Tuyến buýt xanh số 1 (BRT số 1), có đặc trưng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tương tự loại hình BRT light trên thế giới, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của loại hình giao thông thông minh.
BRT số 1 có chiều dài tuyến chính là 26 km chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, qua địa bàn các Quận 1, Quận 2, Quận 5, Quận 6, Quận 8, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh; đồng thời bổ sung đoạn kết nối vào Bến Thành và Chợ Lớn, tăng khả năng kết nối với hệ thống xe buýt hiện hữu.
Điểm đầu tuyến là Vòng xoay An Lạc (trong giai đoạn tiếp theo khi Bến xe miền Tây mới hoàn thành, lộ trình tuyến sẽ nối dài đến bến xe mới); ga cuối Rạch Chiếc sẽ đặt tại khu Quảng trường ga của Khu Liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc. Bãi hậu cầu kỹ thuật đặt tại Thủ Thiêm; trong đó, có nhà điều hành.
Sẽ có tổng cộng 28 trạm dừng trên tuyến chính, 2 trạm trung chuyển (Hải Thượng Lãn Ông, Hàm Nghi) và 8 bãi đậu xe cá nhân tại các trạm BRT.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trước mắt, dự kiến trong quý IV/2021, Ban Giao thông sẽ khởi công các gói thầu liên quan đến công tác xây dựng các cầu đi bộ, nhà chờ (trạm dừng) dọc tuyến BRT số 1. Xây dựng Trung tâm điều hành ở Thủ Thiêm, nhà ga cuối tuyến ở Rạch Chiếc.
Tổng số lượng xe đầu tư vào giai đoạn đầu là 42 chiếc, có sức chứa 60 – 72 hành khách/xe. BRT số 1 sẽ chạy với tốc độ di chuyển 60 km/giờ tại làn đường riêng, bổ dung dải phân cách bê – tông giữa làn đường dành riêng và các làn xe khác; bổ sung các phương tiện khác như xe buýt gom, xe buýt thông thường và xe ưu tiên được sử dụng làn đường dành riêng. Sau khi tuyến BRT số 1 đi vào hoạt động sẽ giúp thời gian vận chuyển ngắn hơn, tiện nghi hơn và an toàn hơn.
Hệ thống vé cho tuyến BRT số 1 sử dụng thẻ thông minh và NFC (vé điện thoại di động) và hoàn toàn tương thích về mặt kỹ thuật thông qua việc sử dụng một hệ thống mở dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phù hợp với quy định hiện hành tại Việt Nam.
Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án phát triển giao thông xanh Tp. Hồ Chí Minh (SECO), Ban Giao thông cho biết, kế hoạch đấu thầu đã được WB thông qua.
Ngày 24/9/2020, UBND Thành phố đã có Quyết định 3517/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án. Hiện Ban Giao thông đang thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu cho một số gói thầu ưu tiên của dự án./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội và thương mại giá rẻ
13:13' - 14/01/2021
Năm 2021 Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu phát triển thêm 8 triệu m2 diện tích sàn xây dựng nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân là 21,04m2/người.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu
16:55' - 13/01/2021
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, ngành công thương thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phối hợp thực hiện chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh: Duy trì tăng tưởng kinh tế và tổ chức chính quyền đô thị
12:32' - 09/01/2021
Mặc dù năm 2020 trải qua nhiều khó khăn do dịch COVID-19, nhưng tăng trưởng GRDP của Tp Hồ Chí Minh vẫn tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về mô hình chính quyền đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
19:56'
Thủ tướng nhấn mạnh, về nguyên tắc, các mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu của từng địa phương nhưng cũng phải đảm bảo tính thống nhất, thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều người dân Hải Phòng tới Quảng Ninh đã buộc phải "quay đầu"
19:49'
Nhiều người dân Hải Phòng làm thủ tục khai báo y tế để vào tỉnh Quảng Ninh tại Trạm kiểm soát dịch COVID-19 ở cầu Bạch Đằng đã buộc phải quay lại vì thuộc diện nằm trong vùng dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,8%
18:32'
Tháng 2 có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước; trong đó, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất 6,02% góp phần đẩy CPI chung tăng 1,22%.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Cà phê, hàng quán trong nhà được mở cửa lại từ 0h ngày 2/3
18:13'
Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã cho phép các nhà hàng ăn uống phục vụ trong nhà được mở cửa trở lại từ 0 giờ ngày 2/3, với điều kiện bảo đảm giãn cách và khuyến khích bán mang về.
-
Kinh tế Việt Nam
Sụt giảm tàu biển quốc tế đến Việt Nam
17:30'
Dù tổng lượt tàu ngoại giảm, song, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (do hãng tàu nước ngoài đảm nhận khoảng 90%) thông qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tương đối tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp về Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng
14:53'
Sáng 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Số doanh nghiệp thành lập mới giảm hơn 20% trong tháng 2
11:25'
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 02/2021 giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do tháng 2/2021 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/3, tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước
10:36'
Tổng điều tra được triển khai 5 năm 1 lần, có quy mô lớn và độ phức tạp nhất của ngành thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn
09:41'
Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.