Năm 2022, ngành giao thông sẽ tập trung nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022” trong toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 32 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Đáng chú ý, tại cuộc phát động này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, trong năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung thi đua thực hiện kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ phù hợp với tình hình phòng chống dịch COVID-19.Đồng thời, tiến tới nghiên cứu trao đổi với các nước láng giềng về khả năng khôi phục các hoạt động vận tải hành khách quốc tế đường bộ, đường sắt. Bên cạnh đó, tăng cường kết nối giao thông vận tải với các nước láng giềng và đẩy mạnh việc triển khai các nội dung hợp tác với các nước đối tác quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Trong xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung thi đua hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số ở Bộ Giao thông Vận tải; tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung của 5 lĩnh vực về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm hình thành hạ tầng dữ liệu ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, Bộ sẽ phát triển các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số trong hoạt động nội bộ, quản lý chuyên ngành hướng tới quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số; thúc đẩy xây dựng các ứng dụng đa lĩnh vực như: quản lý kết cấu hạ tầng, vận tải, logistics, an toàn giao thông… đóng góp vào chương trình chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics. Bộ Giao thông Vận tải cũng đề ra nội dung thi đua hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tập trung giao kế hoạch năm cho các dự án ngay sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư; xây dựng và theo dõi chặt chẽ kế hoạch thực hiện, giải ngân hàng tháng của từng dự án trong năm 2022. Về vấn đề giải ngân, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị trong ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về tiến độ thực hiện, giải ngân; có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các dự án giải ngân chậm, đặc biệt là các dự án trọng điểm của ngành. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn, chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh tiến độ thi công dự án quan trọng quốc gia để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… Để triển khai kế hoạch công tác năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia để triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19…. Về mở lại đường bay quốc tế thường lệ, Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất 2 giai đoạn thí điểm. Theo đó, trong giai đoạn 1 (hai tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12/2021), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường có hệ số an toàn cao gồm: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Viêng Chăn (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ). Trong giai đoạn 2 thực hiện trong thời gian 1 tháng kể từ khi kết thúc giai đoạn 1, dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022. Ngoài 9 thị trường trên, Bộ Giao thông Vận tải mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hongkong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Australia), Moscow (Nga).Các thị trường được mở rộng nàycũng là các đối tác hợp tác quan trọng với nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch với Việt Nam cũng như có số lượng lớn người lao động và du học sinh Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc.../.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị ứng phó biến chủng Omicron
12:38' - 05/12/2021
Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron vào Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam vừa có chỉ thị tăng cường phòng dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị dừng các chuyến bay đến từ 10 nước châu Phi
16:23' - 04/12/2021
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép không thực hiện các chuyến bay, gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi.
-
Doanh nghiệp
Ngành hàng không toàn cầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi
08:00' - 04/12/2021
Mới đây, ông Paul Griffiths- Giám đốc điều hành hãng hàng không Dubai Airports- cho biết ngành hàng không toàn cầu hiện vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, nhưng tương lai có thể tươi sáng hơn 20 tháng qua.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hàng không tiếp tục kiến nghị được vay ưu đãi
17:29' - 02/12/2021
Hiệp hội doanh nghiệp hàng không (VABA) vừa tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho các hãng hàng không vay ưu đãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.