Năm 2023: Ngành than biến khó khăn thành động lực vươn lên
Sáng 11/1, tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết: mặc dù phải đối mặt với những biến động bất thường, nhưng cán bộ công nhân Tập đoàn đã vượt qua khó khăn với nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt mức kỷ lục.
Doanh thu năm 2022 của TKV đạt cao nhất từ khi thành lập đến nay. Lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng cao mặc dù chịu tác động lớn bởi ảnh hưởng giá cả trên thị trường thế giới; tiền lương, thu nhập người lao động, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, vật chất cho thợ mỏ tiếp tục được cải thiện.
*Năm thành công với TKV
Báo cáo tại hội nghị của TKV cho biết, năm 2022, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã làm đứt gẫy chuỗi cung ứng một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh. Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào như xăng dầu, sắt thép, một số loại vật tư phải nhập khẩu… liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao, đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của TKV. Chi phí sản xuất của TKV tăng khoảng 3 nghìn tỷ đồng do biến động giá cả đầu vào. Cụ thể, giá dầu diezen tăng khoảng 2 nghìn tỷ đồng; giá sắt thép tăng khoảng 500 tỷ đồng, giá cả các loại vật tư phụ tùng khác tăng khoảng 500 tỷ đồng. Bệnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong các tháng đầu năm 2022 tác động lớn đến lực lượng lao động của Tập đoàn (đặc biệt là các đơn vị sản xuất than vùng Quảng Ninh nơi tập trung đông người làm việc trong hầm mỏ, nguy cơ lây nhiễm cao do phải sử dụng chung hệ thống thông gió …). Tỷ lệ lao động khối sản xuất than có thời điểm phải nghỉ việc lên đến 20 nghìn người, chiếm gần 30% tổng số lao động ngành than tại Quảng Ninh.Nhu cầu than cho phát triển kinh tế trong nước tăng cao do giá than nhập khẩu tăng ở mức kỷ lục đã tạo ra áp lực lớn đến việc sản xuất, cung ứng than của Tập đoàn. Trong khi việc xin cấp phép, gia hạn giấy phép khai thác than, khoáng sản bị vướng mắc bởi quy hoạch, cơ chế chính sách chưa đồng bộ đã hạn chế năng lực sản xuất than của TKV do không tăng được sản lượng than khai thác. Cộng thêm việc giá than cho sản xuất điện chưa được điều chỉnh từ tháng 3/2019 dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, tạo ra áp lực cho Tập đoàn trong điều hành sản xuất tiêu thụ than.
Trước những yếu tố bất thường tác động đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, tập thể người lao động, Đảng ủy Tập đoàn, Đảng ủy Than Quảng Ninh, HĐTV, Ban lãnh đạo điều hành đã vượt khó vươn lên hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 và được đánh giá là một năm thành công nhất từ trước tới nay. Theo đó, doanh thu năm 2022 của TKV đạt cao nhất từ khi thành lập đến nay với 165,9 nghìn tỷ đồng, đạt 126% kế hoạch, và bằng 119% so với thực hiện năm 2021; nộp ngân sách Nhà nước 21,35 nghìn tỷ đồng, tăng 3,45 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch. Lợi nhuận dự kiến đạt 8,1 nghìn tỷ đồng tăng 2,7 lần so với kế hoạch, tương đương tăng gần 5 nghìn tỷ đồng so với năm 2021. Về sản xuất, TKV đã sản xuất được 39,4 triệu tấn than, đạt 101% kế hoạch năm, tương đương thực hiện năm 2021; nhập khẩu 4,75 triệu tấn than; tiêu thụ 46,5 triệu tấn; trong đó, tiêu thụ trong nước 45,3 triệu tấn. Cùng với đó, TKV cũng sản xuất 1,47 triệu tấn alumin tăng 4% so với năm 2021 và tiêu thụ 1,45 triệu tấn; khai thác 105 nghìn tấn tinh quặng đồng, tăng 4,7%; sản xuất 30 nghìn tấn đồng, tăng 65% và tiêu thụ đồng tấm 33 nghìn tấn, tăng 153%.... Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn ước đạt 16,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 13,5% so với bình quân năm năm 2021. Năm 2022, Tập đoàn đã chi trên 165 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội…Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đánh giá: Trong kết quả chung của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, có đóng góp quan trọng của TKV.
Mặc dù phải đối mặt với áp lực rất lớn trong điều hành sản xuất, nhập khẩu, chế biến, tiêu thụ than để giải tỏa “cơn khát” nhiên liệu than, đảm bảo sự cân bằng trên thị trường và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế trong khi còn có những vướng mắc liên quan đến việc xin cấp phép thăm dò, khai thác; một số chính sách của Nhà nước thay đổi, nhất là sự thay đổi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một số địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển ngành than… nhưng, TKV đã vững vàng vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất với nhiều chỉ tiêu hoàn thành ở mức cao kỷ lục.
*Khó khăn gấp đôi, nỗ lực gấp ba
Tại hội nghị, Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải TKV bày tỏ: thời điểm này, Tập đoàn đang “khủng hoảng” về nhân sự lãnh đạo cấp cao dẫn đến trong ngắn hạn TKV không có nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp cao. Hội đồng thành viên chỉ còn 4/7 thành viên, Ban điều hành có 3/5 phó tổng giám đốc bị kỷ luật.Đây là điều chưa từng có trong lịch sử gần 30 năm hoạt động của Tập đoàn. TKV đang thiếu hụt nhân lực khối sản xuất than, đặc biệt là lực lượng thợ mỏ hầm lò bởi cân đối lao động năm 2023 của các đơn vị sản xuất than hầm lò thiếu khoảng 3.500 người. Không chỉ thiếu thợ lò, mà ngay cả lực lượng kỹ sư các ngành mỏ cũng có nguy cơ cao không có nguồn bổ sung trong trung và dài hạn….
Năm 2023, TKV đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 168,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2022; nộp ngân sách 20,3 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận đạt 5 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn sẽ tiêu thụ 46,5 triệu tấn than; trong đó, trong nước: 45,12 triệu tấn, than xuất khẩu 1,38 triệu tấn. Sản xuất 39,18 triệu tấn than; nhập khẩu 9,2 triệu tấn tuỳ theo tình hình thị trường để điều chỉnh cho phù hợp...Để đạt được mục tiêu trên, phát huy những thành quả đã đạt được, với tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm”, Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải cho hay, năm 2023 TKV sẽ bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Tập đoàn giai đoạn 2021 – 2026 và giai đoạn 2026 – 2031. Đối với việc thu hút, giữ chân lực lượng kỹ sư và cử nhân nghiệp vụ các ngành nghề chính, giải pháp quan trọng nhất là phải tiếp tục tăng tiền lương và chế độ đãi ngộ cho lực lượng lao động này.
Trong thu hút, giữ chân lực lượng công nhân kỹ thuật các ngành nghề chính, TKV sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tự đào tạo nâng cao kỹ năng nghề trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp như kèm cặp truyền nghề, thi nâng bậc, đào tạo liên thông…
Với tinh thần “khó khăn gấp đôi, nỗ lực gấp ba”, quyết tâm đổi mới sáng tạo không ngừng, năm 2023, TKV sẽ triển khai các giải pháp đến từng đơn vị để thực hiện sản xuất kinh doanh ổn định, đảm bảo cung cấp đủ than cho các ngành kinh tế, đặc biệt là than cho sản xuất điện, sản xuất phân bón theo hợp đồng đã ký kết; trong đó, than cho điện không thấp hơn 38,5 triệu tấn, than cho sản xuất phân bón không thấp hơn 2,5 triệu tấn.Song song với đó, tập trung thực hiện các thủ tục, bám sát các bộ ngành để hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật song song với việc chuẩn bị sẵn sàng gia tăng sản lượng than khai thác sau khi được cấp phép.
Cùng với đó, TKV đổi mới, tiếp tục sáng tạo, áp dụng công nghệ mới tiên tiến hiện đại, khai thác tối đa chuỗi giá trị gia tăng trên nền sản xuất than - khoáng sản nhằm tăng thời gian làm việc hữu ích của người lao động, tăng năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, an toàn môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông; thực hiện đề án chuyển đổi số và liên thông cơ sở dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý điều hành.TKV cũng thúc đẩy đầu tư chuẩn bị tài nguyên sẵn sàng cho các dự án kết thúc giai đoạn xây dựng cơ bản; xây dựng tiến độ thực hiện các phương án xuống sâu các mỏ hầm lò để duy trì sản lượng khai thác than theo kế hoạch.
Ngoài ra, chủ động linh hoạt trong công tác sản xuất và tiêu thụ than theo mô hình “Sản xuất và Thương mại than” với phương châm vừa xuất khẩu than vừa nhập khẩu than theo hướng sản xuất tối đa các loại than chất lượng cao; khai thác tối đa lợi thế của Tập đoàn trong việc pha trộn than nhập khẩu và than sản xuất trong nước để cung cấp cho các hộ tiêu thụ….
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu, năm 2023, TKV tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch năm 2023 Tập đoàn đã đề ra. Đặc biệt là thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh than để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước. Tập đoàn cũng bám sát các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh các nội dung Đề án tái cơ cấu của TKV 2021-2025 và giải trình để Chính phủ ban hành Quyết định tăng vốn điều lệ của TKV. Tập đoàn cũng nên thành lập tổ xử lý các vướng mắc khó khăn của Tập đoàn; rà soát nâng cao hiệu quả công tác đầu tư trong các lĩnh vực than, khoáng sản.Cùng đó, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hoá để nâng cao năng suất lao động và thu nhập cán bộ công nhân và người lao động. Ngoài ra, Tập đoàn tăng cường quản trị tài nguyên; quản lý chi phí; giám sát, quản lý kỹ thuật; áp dụng các giải pháp tăng năng suất, giảm giá thành để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngành Than với khát vọng tập đoàn kinh tế đầu tàu
08:10' - 10/11/2022
Giữ vững sợi chỉ đỏ “Kỷ luật và Đồng tâm”, Đảng ủy, Ban Lãnh đạo TKV đã biến thách thức thành cơ hội; ổn định, đẩy mạnh sản xuất; tiếp tục khẳng định vị thế của tập đoàn kinh tế hàng đầu quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Ngành than phủ xanh môi trường khai thác mỏ
12:58' - 17/08/2022
Với mục tiêu gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, TKV đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai những giải pháp từng bước giảm ảnh hưởng của quá trình khai thác.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024
21:24' - 29/11/2024
Cải tiến đáng chú ý nhất trong Bộ chỉ số CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại-dịch vụ và hỗn hợp.
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm sự an toàn môi trường kinh doanh thương mại điện tử
16:24' - 29/11/2024
Các nền tảng thương mại điện tử đã kết nối hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra cơ hội mới nhưng cũng kéo theo không ít thách thức.
-
Doanh nghiệp
Ký kết thỏa thuận phối hợp kết nối cung cầu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu
13:26' - 29/11/2024
Tại hội nghị kết nối cung – cầu, Liên minh Hợp tác xã 12 tỉnh, thành phố đã ký kết thỏa thuận phối hợp về kết nối cung cầu, quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu.
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54' - 29/11/2024
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.
-
Doanh nghiệp
Bắc Giang phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng
08:18' - 29/11/2024
Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cấp cung cấp điện cho các phụ tải tỉnh Bắc Giang nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng nói riêng.
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24' - 28/11/2024
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
Doanh nghiệp
Apple gần như dậm chân tại chỗ khi thị trường smartphone toàn cầu phục hồi
15:10' - 28/11/2024
Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 sau hai năm sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, Apple Inc. lại gần như dậm chân tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor ra mắt robot đeo hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho công nhân
14:34' - 28/11/2024
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor đã giới thiệu thiết bị robot đeo người, giúp tăng cường hiệu quả làm việc và giảm nguy cơ chấn thương xương khớp cho công nhân nhà máy.
-
Doanh nghiệp
Các nhà bán lẻ Mỹ "tung chiêu" thu hút khách mùa mua sắm cuối năm
14:32' - 28/11/2024
Các chuỗi bán lẻ lớn như Best Buy hay Nordstrom đang sẽ triển khai nhiều sản phẩm và trải nghiệm tương tác hấp dẫn để thu hút khách hàng dịp Black Friday.