Nâng cao hiệu quả quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
Tại hội thảo "Quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp", diễn ra ngày 23/11, tại Hà Nội các chuyên gia tài chính cho biết cần phải nâng cấp Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế với đầy đủ các chức năng để công tác quản lý thuế ngày càng hiệu quả, hiệu lực. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc quản lý các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty đa quốc gia tập trung tại một đầu mối chuyên sâu sẽ mang lại hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế lớn/khách hàng lớn. Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, tổng số thu ngân sách nhà nước từ 561 doanh nghiệp lớn do Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn quản lý lũy kế 9 tháng năm 2020 đạt 195,62 nghìn tỷ đồng (bằng 97% so với lũy kế 9 tháng cùng kỳ năm 2019 và bằng 65% so với cả năm 2019). Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cho biết, các doanh nghiệp lớn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một cơ chế, chính sách ưu tiên dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này. Các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, lao động hay giải quyết các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh… thường ưu tiên các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14). Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp quy mô lớn không chỉ là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài mà còn cả các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước. Việc phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp lớn đòi hỏi quản lý thuế cũng phải được nâng cao, cơ chế hỗ trợ nhanh, điều phối kịp thời. Theo ông Hoàng Quang Phòng, đã đến lúc ngành tài chính và hệ thống thuế cần tổ chức lại quản lý thuế với doanh nghiệp lớn. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn đã thực hiện chức năng quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn như dự toán, đôn đốc thu nộp, phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh. Số thu thuế của khối các doanh nghiệp lớn ngày càng tăng, góp phần thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách Nhà nước. Trong quản lý thuế, số lượng các doanh nghiệp được phân công cho Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn theo dõi quản lý là 405 doanh nghiệp, trong đó gồm 35 tập đoàn, tổng công ty, 17 lô mỏ dầu khí (nếu tính cả các công ty con, chi nhánh của các tập đoàn, tổng công ty thì có 2.750 mã số thuế). Tuy nhiên, thực tế cho thấy chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn cũng còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn vẫn nặng về chức năng tham mưu, chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý thuế; sự phối kết hợp giữa Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn với các đơn vị trong Tổng cục, với các Cục Thuế ở địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, đối với thực trạng quản lý các doanh nghiệp lớn hiện nay, các cơ quan Thuế trên cả nước đều bị giới hạn về thẩm quyền, đặc biệt trong mối quan hệ giữa cơ quan Thuế Việt Nam với cơ quan thuế quốc tế. Bên cạnh đó, không một cơ quan thuế nào có đủ thẩm quyền quản lý và có chính sách như chính sách cơ quan Trung ương. Do vậy, việc quản lý doanh nghiệp lớn tập trung sẽ phát huy hiệu quả cho các doanh nghiệp lớn. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có kết luận số 90/TB-VPCP ngày 11/3/2020 tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, trong đó nhấn mạnh "Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành thuế theo tinh thần của các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; tăng cường năng lực cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục, lưu ý thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty đa quốc gia…" Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã phản ánh đúng nhu cầu khách quan, xu thế tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong ngành thuế, tổ chức lại mô hình từ Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn ở cấp Trung ương (Tổng cục Thuế) để tập trung, thống nhất, giữ vai trò chủ đạo của nguồn thu ngân sách Trung ương, từ đó tạo động lực cho cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế và nâng cao công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước./.
- Từ khóa :
- thuế
- bộ tài chính
- tổng cục thuế
- doanh nghiệp lớn
Tin liên quan
-
Chứng khoán
SCI bị xử phạt và truy thu thuế
15:38' - 23/11/2020
Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với Công ty cổ phần SCI E&C (mã chứng khoán: SCI).
-
Tài chính
Đề xuất kéo dài mức giảm 30% thuế đối với nhiên liệu bay trong năm 2021
15:33' - 23/11/2020
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 14244/BTC-CST về việc lấy ý kiến dự án Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.
-
Tài chính
Quản lý thuế doanh nghiệp lớn: Cần một mô hình mới
12:51' - 21/11/2020
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2019, Việt Nam có hơn 750 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.