Quản lý thuế doanh nghiệp lớn: Cần một mô hình mới
Song chỉ có khoảng 7.190 doanh nghiệp, chiếm 1,17% trong số đó có quy vốn kinh doanh trên 500 tỷ đồng, nhưng số thu ngân sách từ các doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều này đòi hỏi phải có một mô hình quản lý thuế phù hợp hơn.
Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế cho biết đang dự kiến đưa vào danh sách 561 doanh nghiệp lớn (bằng 0,075% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) để thực hiện quản lý thuế.Chỉ tính riêng 561 doanh nghiệp này (gồm cả các công ty con trực thuộc) thì số thu nộp ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 443,6 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 (không bao gồm thu từ quyền sử dụng đất, thu cổ tức được chia và lợi nhuận còn lại cho phần vốn nhà nước, thu từ xổ số kiến thiết).
9 tháng năm 2020 tổng số thu ngân sách Nhà nước từ 561 doanh nghiệp lớn đạt 195,62 nghìn tỷ đồng, bằng 97% so với lũy kế 9 tháng cùng kỳ và bằng 65% so với cả năm 2019. Có thể thấy, lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,075% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp lớn đang đóng vai trò trọng yếu trong công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước. Theo Tổng cục Thuế, các doanh nghiệp lớn đóng vai trò then chốt là đầu tàu, dẫn dắt, thúc đẩy nền kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh - xã hội.Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nền kinh tế luôn được ổn định và giảm bớt các biến động; là những nhận tố quan trọng góp phần định hình, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Với nguồn vốn lớn và tiềm lực kinh tế mạnh, các doanh nghiệp lớn có thể nhanh chóng thay đổi và tiếp xúc với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh về vốn, nhân lực và thương hiệu tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các doanh nghiệp lớn cân bằng giữa việc sản xuất và kinh doanh cho một nền kinh tế thay vì chỉ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
Mặc dù, các doanh nghiệp lớn mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhưng hiện chưa có một cơ chế, chính sách phù hợp dành cho nhóm doanh nghiệp này; các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, lao động hay giải quyết các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh… thường ưu tiên các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14). Trong việc quản lý thuế, cơ quan thuế hiện nay hướng đến coi người nộp thuế là đối tượng để phục vụ. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn - là những khách hàng đặc biệt quan trọng, lại chưa có một cơ chế đặc thù hay ưu tiên khác biệt so với phần còn lại.Việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra thuế hay giải quyết vướng mắc, xử lý khiếu nại về thuế hiện nay tại cơ quan thuế cũng không phân biệt theo quy mô hay nhóm người nộp thuế lớn.
Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 được phân công theo dõi danh sách 405 doanh nghiệp gồm 35 tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước, 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 17 lô, mỏ dầu khí. Trong giai đoạn từ cuối năm 2018 đến nay thu ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp lớn do Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thực hiện theo dõi quản lý thuế đạt khoảng 40% tổng thu ngân sách Nhà nước do ngành thuế quản lý thu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn hiện nay còn gặp nhiều bất cập, hạn chế; hiệu quả quản lý chưa cao. Cụ thể như số lượng doanh nghiệp, quy mô/phạm vi được giao quản lý nhiều nhưng vị trí, vai trò và tổ chức, bộ máy của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế chưa tương xứng.Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn chủ yếu đóng vai trò tham mưu cho Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính mà không có đủ thẩm quyền để quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan quản lý nhà nước làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thu ngân sách Nhà nước.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới tổ chức quản lý thuế doanh nghiệp lớn theo mô hình quản lý trực tiếp. Cơ quan quản lý thuế doanh nghiệp lớn thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế, dựa trên mô hình quản lý rủi ro tuân thủ theo hệ thống dọc từ cấp trung ương đến địa phương. Tại Việt Nam, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn hiện nay chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế như một đơn vị chuyên môn của Tổng cục Thuế; tham gia thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch chung được Bộ Tài chính phê duyệt.Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn không thực hiện trực tiếp các chức năng quản lý thuế chính; đồng thời chưa có sự gắn kết giữa cơ quan thuế Trung ương (Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế) và cơ quan thuế địa phương (Cục Thuế) trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn.
Để quản lý có hiệu quả phân khúc người nộp thuế lớn, theo các chuyên gia tài chính Việt Nam cần thiết phải tổ chức lại mô hình quản lý thuế doanh nghiệp lớn để tổ chức lại Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn với đầy đủ các chức năng quản lý thuế mà không làm tăng thêm đầu mối của cơ quan Tổng cục Thuế, đồng thời thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả với các Cục Thuế địa phương trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế doanh nghiệp lớn cần phê duyệt đề án tổ chức lại Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.Đồng thời, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định là cơ sở pháp lý cho việc xác định các “doanh nghiệp lớn”, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn.
Đặc biệt, theo các chuyên gia cần xây dựng quy trình đánh giá rủi ro tuân thủ đối với doanh nghiệp lớn để phát huy hiệu quả nguồn lực trong quản lý, tránh trùng lắp, chồng chéo; thúc đẩy mối quan hệ điều phối giữa cơ quan thuế trung ương và địa phương; nâng cao chất lượng quản lý thuế theo từng lĩnh vực ngành, lĩnh vực kinh tế.Ngoài ra, nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án, giải pháp, chính sách quản lý đặc thù phù hợp cho các doanh nghiệp lớn để từng bước tiếp cận với cam kết quốc tế về quản lý thuế hiện đại mà Việt Nam đã tham gia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê: Quý IV/2020, thị trường lao động sẽ phục hồi nhanh
16:43' - 06/10/2020
Dự báo quý IV/2020, thị trường lao động sẽ phục hồi nhanh. Do vậy, các chính sách cần tiếp tục tập trung vào các đối tượng này nhằm tạo động lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế: Không có hiện tượng bôi trơn khi giải quyết thủ tục hành chính thuế
15:52' - 27/08/2020
Ngày 27/8, Tổng cục Thuế cho biết không có hiện tượng vòi vĩnh, bôi trơn khi giải quyết thủ tục hành chính thuế
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê cần bám sát diễn biến tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương
19:34' - 29/07/2020
Năm 2020 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam, đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đã và đang quay trở lại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12'
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Tài chính
Lạm phát tăng tốc tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh giữa lo ngại tăng trưởng chậm lại
10:21'
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Inegi cho biết giá tiêu dùng tăng trong nửa đầu tháng 4 cao hơn ước tính 3,7% các chuyên gia kinh tế đưa ra.
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
-
Tài chính
Bước tiến mới trong kiểm tra tài chính công
08:11' - 23/04/2025
Trong khuôn khổ Tuần lễ Trí tuệ nhân tạo (AI) Dubai, Sở Tài chính Dubai (DOF) đã ra mắt ASCEND – hệ thống hỗ trợ xác minh và khuyến nghị dựa trên AI.
-
Tài chính
Hải quan phát hiện bắt giữ một số vụ buôn lậu, gian lận thương mại
16:03' - 22/04/2025
Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã thu thập thông tin quản lý rủi ro đối với hành khách trọng điểm, chuyến bay trọng điểm.