Nâng cấp thị trường vốn - gỡ bài toán vốn “khổng lồ” hỗ trợ tăng trưởng
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết bổ sung Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên, để tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Nhu cầu vốn đáp ứng mục tiêu này rất lớn, tuy nhiên, hiện nền kinh tế vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, trong khi các kênh huy động vốn khác chưa phát triển đúng tiềm năng.
Đặc biệt, những căng thẳng gần đây liên quan đến vấn đề lãi suất - tỷ giá một lần nữa đặt ra bài toán phải sớm nâng chất thị trường vốn lên một tầm cao mới. Điều này không chỉ giúp Việt Nam bắt kịp các thị trường khác, mà còn tạo sức bền tài chính, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. * Giảm lên hệ thống tín dụng ngân hàng Tại một hội nghị liên quan đến ngành chứng khoán diễn ra tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, thì huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi cho tăng trưởng của Việt Nam. Để đạt được điều đó, Việt Nam cần nguồn vốn hơn 4 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 160 tỷ USD. Rõ ràng, đó là con số rất lớn. Nhu cầu vốn dự báo còn tăng mạnh khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn 2026-2030 cùng một loạt “siêu” dự án dự kiến sẽ được triển khai như: dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam; nhà máy điện hạt nhân; mở rộng sân bay Long Thành… Trong báo cáo chuyên đề của WB về thị trường vốn (tháng 8/2024) ước tính, để trở thành quốc gia thu nhập cao, Việt Nam sẽ cần tăng cường huy động tài chính cho các dự án dài hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và chuyển đổi khí hậu, với các nguồn lực bổ sung ước tính chiếm 7% GDP chỉ riêng cho các dự án cơ sở hạ tầng. Xét GDP năm 2023 của Việt Nam, con số này tương đương 30 tỷ USD/năm. Năm 2025, để hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước định hướng tín dụng ở mức 16%, tương đương với khoảng 2,5 triệu tỷ đồng có thể được đưa vào nền kinh tế. Đây cũng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế và là yếu tố chính hỗ trợ xu hướng tăng trưởng của Việt Nam trong những năm qua. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao, các ngân hàng buộc phải huy động lượng vốn tương ứng; cộng thêm áp lực tỷ giá đã khiến mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng lên trong thời gian gần đây. Ngay lập tức, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái chấn chỉnh việc tăng lãi suất ở các ngân hàng thương mại, nhằm duy trì mặt bằng lãi suất thấp, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. Sự căng thẳng trên thị trường lãi suất - tỷ giá gần đây khiến câu chuyện giảm áp lực cung ứng vốn lên hệ thống ngân hàng một lần nữa được đặt ra. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng đã lưu ý, nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh đang phụ thuộc rất lớn vào tín dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ số dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã đạt hơn 120% GDP. Do đó, trong tổ chức điều hành về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã hết sức cân nhắc. Các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF… cũng đã cảnh báo về vấn đề này. Nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng có thể tạo ra những bất cập lớn, làm gia tăng rủi ro thanh khoản và nợ xấu. Điều này có thể thấy rõ trong giai đoạn 2022-2023, khi lãi suất tăng nóng, đẩy chi phí đi vay tăng mạnh, ảnh hưởng ngay lập tức đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả nền kinh tế. Hay khi Ngân hàng Nhà nước nắn dòng tín dụng không chảy vào lĩnh vực bất động sản mang tính “đầu cơ”, cộng thêm sự chấn chỉnh của cơ quan quản lý trên thị trường trái phiếu đã khiến thị trường bất động sản “đóng băng” thời gian qua. Ngược lại, các ngân hàng cũng đang chịu nhiều áp lực khi phải cân đối giữa việc cấp vốn cho các dự án hạ tầng với việc kiểm soát rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn vốn. Thông thường, các dự án hạ tầng cần nguồn vốn dài hạn, có thể kéo dài từ 10-20 năm, trong khi huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên rất khó đáp ứng được nhu cầu này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, thay vì chỉ dựa vào các lời kêu gọi giảm lãi suất, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn nhằm phát triển thị trường vốn, tạo thêm những kênh tài trợ đối trọng với hệ thống ngân hàng cũng như để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng thời gian tới. Khi thị trường vốn phát triển, sự phụ thuộc vào ngân hàng sẽ giảm bớt, giúp kéo giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. * Nâng cấp thị trường vốn Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho rằng, tín dụng đã tăng cao trong những năm gần đây. Để giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng, việc thúc đẩy dòng vốn ra nền kinh tế cần phải được thực hiện đồng bộ hơn trong năm 2025. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến kênh trái phiếu doanh nghiệp để giải quyết vốn dài hạn cho doanh nghiệp và người dân. Trên thực tế, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn cho mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế cũng đã được cơ quan quản lý đặc biệt lưu ý trong những năm gần đây. Điều này thể hiện rõ khi Chính phủ đã có những động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết một số thách thức và rủi ro xung quanh thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.Phân tích về diễn biến thị trường vốn Việt Nam, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC cho rằng, sau giai đoạn đầy biến động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào cuối năm 2022, các cơ quan quản lý đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ nhằm xoa dịu những lo lắng của các nhà đầu tư, chẳng hạn như quy định chỉ cho phép các nhà đầu tư chuyên nghiệp được tham gia giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Trong khi đó, những cải cách nhằm nâng cao mức độ minh bạch và công bố thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nhà đầu tư toàn cầu cũng đang được triển khai. Việc nâng cao tính minh bạch cũng được đẩy mạnh trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế, như thị trường bất động sản.
- Từ khóa :
- Nâng cấp thị trường vốn
- tăng trưởng
- ngân hàng
- vay vốn
- vốn
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Giám sát chặt việc công bố lãi suất tiền gửi, cho vay, cấp tín dụng của ngân hàng
18:13' - 25/02/2025
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra đối với các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thời gian vừa qua.
-
Kinh tế tổng hợp
Ngân hàng Nhà nước hoàn tất sắp xếp bộ máy
15:39' - 25/02/2025
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: quá trình rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành trong thời gian ngắn, chỉ chưa đầy ba tháng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều ngân hàng lạc quan với kế hoạch lợi nhuận
14:58' - 24/02/2025
Mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đang cận kề, các ngân hàng bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh để chuẩn bị trình cổ đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tầng lớp trung lưu ở Đức tích luỹ tài sản đáng kể
08:30' - 12/07/2025
Tài sản ròng trung vị của hộ gia đình dưới 35 tuổi thấp hơn đáng kể, ở mức 17.300 euro, trong khi mức trung vị ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 là 241.100 euro, cao nhất trong các nhóm tuổi.