Năng lượng hạt nhân có vai trò như thế nào trong kết cấu kinh tế Nhật Bản
Thế nhưng, bên cạnh nỗ lực kêu gọi bài trừ vũ khí hạt nhân, Nhật Bản không bác bỏ một lợi ích của loại nguyên liệu này khi được sử dụng một cách hòa bình. Đó là năng lượng hạt nhân, một trong những loại năng lượng sạch và kinh tế nhất cho đất nước Nhật Bản vốn nghèo tài nguyên năng lượng.
Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản và năng lượng vì vậy 90% nhu cầu năng lượng của quốc gia này phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, quốc gia này tập trung vào việc phát triển kinh tế, trong đó chú trọng phát triển nền tảng công nghiệp, giai đoạn này Nhật Bản phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, chủ yếu là từ khu vực Trung Đông.Theo số liệu chính thức, đến năm 1974, nhiên liệu dầu chiếm tới 66% nguồn điện của Nhật Bản. Vào thời điểm đó, Nhật Bản đã tiến hành rà soát lại chính sách phát triển năng lượng trong nước, điều này đã dẫn đến hướng đi đa dạng hóa nguồn nhiên liệu và đặc biệt là chương trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân lớn. Chủ trương này được dành ưu tiên với mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu dầu mỏ nhập khẩu.
Năng lượng hạt nhân từng được xác định đóng vai trò lớn trong tương lai của Nhật Bản. Trong kế hoạch công nghệ đổi mới năng lượng Cool Earth 50 của Bộ Công thương Nhật Bản năm 2008, Cơ quan năng lượng Nhật Bản đã đặt mục tiêu đến năm 2050 giảm 54% lượng khí thải CO2 so với mức năm 2000 và đến năm 2100 giảm 90%.Chủ trương này sẽ đẩy năng lượng hạt nhân đóng góp tới 60% nhu cầu năng lượng trong năm 2100 so với mức 10% trong năm 2008, năng lượng tái sinh sẽ chiếm khoảng 10% so với mức 5% thời điểm 2008 và năng lượng hóa thạch sẽ đóng góp 30% so với mức 85% của năm 2008.
Điều này có nghĩa năng lượng hạt nhân sẽ đảm nhận giảm tới 51% lượng khí thải. Năm 2010, Bộ Công thương thậm chí còn tăng mục tiêu đến năm 2030 tăng năng lượng tự cung cấp lên tới 70% nhu cầu vì hai mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia và giảm khí thải.
Có thể thấy với hai ưu điểm là kinh tế và sạch, năng lượng hạt nhân đã được xác định gánh vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Thế nhưng, sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima số 1 do bị tác động của thảm họa kép động đất sóng thần tháng 3/2011 đã khiến cho tình hình thay đổi. Các hậu quả do sự cố rò rỉ phóng xạ như hơn 100.000 người buộc phải sơ tán, chi phí khổng lồ để vô hiệu hóa nhà máy điện hạt nhân, các trở ngại kỹ thuật khiến cho tiến trình xử lý sự cố sau bảy năm vẫn chưa hoàn tất… đã khiến cho năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Cuối năm 2016, chính phủ ước tính tổng chi phí cho việc xử lý sự cố Fukushima đã lên tới 22 nghìn tỷ yên (khoảng 188 tỷ USD), gần gấp đôi so với dự tính ban đầu. Theo cơ chế tài chính đặc biệt, lúc đầu TEPCO, công ty chịu trách nhiệm về vụ tai nạn sẽ chịu trách nhiệm với sự hỗ trợ của chính phủ.Tuy nhiên, sau khi ước tính chi phí tăng lên, chính phủ đã đề nghị TEPCO gánh 70% chi phí, các công ty điện lực khác gánh 20% và chính phủ, tức là những người dân nộp thuế, gánh 10%. Tuy nhiên, đề xuất này đang vấp phải sự phản đối của cả các chuyên gia lẫn người dân.
Đối với cư dân Fukushima, cho đến nay chỉ có khoảng 13% số người sơ tán trở về. Cho dù không có nạn nhân thiệt mạng trong sự cố Fukushima song lòng tin của người dân đối với sự an toàn của năng lượng hạt nhân đã suy giảm mạnh.Trong một cuộc thăm dò dư luận cuối năm 2016 của Asahi, có tới 57% người được hỏi phản đối tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân hiện tại bất chấp việc các nhà máy này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và 73% ủng hộ việc xóa dần năng lượng hạt nhân. Sau sự cố Fukushima, 50 trên tổng số 54 nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản lần lượt bị đóng cửa.
Giai đoạn khủng hoảng của năng lượng hạt nhân đã gây những tác động lớn đến nền kinh tế Nhật Bản. Một trong những giải pháp mà Nhật Bản thực hiện là thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái sinh như điện gió, thủy điện, điện địa nhiệt và điện Mặt trời...Nếu không tính thủy điện, đóng góp của các nguồn năng lượng tái sinh chỉ chiếm khoảng 3% nhu cầu điện quốc gia này. M
ột số công ty Nhật Bản, tranh thủ chính sách khuyến khích hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn này đã đầu tư cho các nguồn năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, công nghệ của các loại năng lượng này vô cùng phức tạp không thể nhanh chóng gánh vác vai trò của các loại năng lượng truyền thống. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư lớn cũng là một trở ngại khiến các nhà đầu tư bắt đầu do dự.
Trước sự cố Fukushima, Nhật Bản là quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Pháp, cung cấp tới 30% nhu cầu năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sau khi hàng loạt nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa, Nhật Bản buộc phải dựa vào nhiên liệu nhập khẩu và lại trở thành quốc gia nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, nhập khẩu than đứng thứ hai thế giới và nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới.Kể cả khi giá dầu thô trên thế giới giảm, với tình trạng 84% nhu cầu năng lượng quốc gia phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu đã khiến cho giá điện ở Nhật Bản tăng cao và làm gia tăng lo ngại về việc phải xây thêm hàng chục nhà máy nhiệt điện mới.
Theo số liệu chính thức, nhập khẩu nhiên liệu tăng, ngốn khoản kinh phí tới 40 tỷ USD mỗi năm. Bộ Công thương cho biết riêng năm tài chính 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu lên tới 9 nghìn tỷ yên.Theo Bộ Tài chính nước này, thâm hụt thương mại tài khóa 2013 là 13,75 nghìn tỷ yên (134 tỷ USD), tăng 70% so với tài khóa 2012.
Chi phí cho phát điện tăng 56%, từ 8,6 yen/kWh lên 13,5 yên/kWh trong tài khóa 2012, thua lỗ của các nhà máy điện vào khoảng 1 nghìn tỷ yên mỗi năm. Bộ Công thương cho biết các công ty điện Nhật Bản đã phải chi thêm 9,2 nghìn tỷ yên (93 tỷ USD) cho nhiên liệu nhập khẩu.
Cuối năm 2013, Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) công bố báo cáo nói rằng việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân đã khiến cho mỗi năm 3,6 nghìn tỷ yên (34,9 tỷ USD) của quốc gia chảy ra nước ngoài và điều này cần phải được cân nhắc lại. Có thể nói đây là một cú hích cho việc Nhật Bản trở lại với năng lượng hạt nhân.Tháng 6/2014, ba tổ chức vận động hành lang doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản gồm Keidanren, Phòng thương mại công nghiệp Nhật Bản và Hiệp hội các giám đốc điều hành doanh nghiệp Nhật Bản đã trình kiến nghị lên Bộ Công thương đề nghị sớm tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân và nói rõ “ưu tiên hàng đầu trong chính sách năng lượng là nhanh chóng trở lại với các nguồn cung năng lượng ổn định, kinh tế và sạch”.
Tháng 4/2015, Viện nghiên cứu kinh tế năng lượng chỉ rõ vai trò quan trọng của năng lượng hạt nhân trong quá khứ đã giúp Nhật Bản giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, chính sách này đã tiết kiệm cho Nhật Bản khoản tiền 33 nghìn tỷ yên (276 tỷ USD).Báo cáo nhấn mạnh đến năm 2020, Nhật Bản có thể sẽ mất tới 2/3 khoản tiền này nếu như tiếp tục đi theo con đường như hiện nay.
Tháng 3/2017, Bộ Công thương thông báo mức thuế mới trên hóa đơn điện của các hộ gia đình là 9.504 yên (83 USD)/năm để hỗ trợ cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái sinh khác. Song song với khía cạnh kinh tế, lượng khí thải CO2 của Nhật Bản cũng tăng trở lại trong tài khóa 2012, cao hơn 30% so với thời điểm các lò phản ứng còn hoạt động.
Vào dịp tưởng niệm năm năm ngày xảy ra thảm họa kép động đất sóng thần tại vùng Đông Bắc dẫn tới sự cố Fukushima, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố Nhật Bản không thể từ bỏ năng lượng hạt nhân. Thủ tướng Abe nhấn mạnh là một quốc gia nghèo tài nguyên, năng lượng hạt nhân là cần thiết.Thủ tướng Abe cho biết chính phủ sẽ áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo các lò phản ứng hạt nhân sẽ được vận hành an toàn ở mức cao nhất. Ông Abe khẳng định Nhật Bản hoàn toàn đủ khả năng kiểm soát tình hình.
Tuyên bố này của ông Abe có thể xem là lời khẳng định của Chính phủ Nhật Bản về việc năng lượng hạt nhân sẽ trở lại đóng vai trò quan trọng trong kết cấu nền kinh tế Nhật Bản, với tư cách là nguồn cung năng lượng ổn định, kinh tế và chống biến đổi khí hậu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Rơi máy bay tại Nhật Bản
15:10' - 14/08/2017
Ngày 14/8, một chiếc máy bay loại nhỏ đã bị rơi tại vùng núi thuộc tỉnh Nara, miền Tây Nhật Bản khiến 2 người thiệt mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng kéo dài nhất trong 10 năm qua
10:07' - 14/08/2017
Kinh tế Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đáng khích lệ khi ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
17:49' - 11/08/2017
Tokyo đang xem xét triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa trên lãnh thổ nước này dọc theo đường bay dự kiến của các tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên bắn hướng tới đảo Guam
-
DN cần biết
Doanh nghiệp cần biết: Chính sách thuế của Hà Nội với Nhật Bản
15:59' - 10/08/2017
Ngày 10/8, Cục Thuế Hà Nội tổ chức hội nghị chia sẻ thông tin về pháp luật chính sách thuế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào HN.
-
Kinh tế Thế giới
Iran-Nga hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
09:58' - 19/04/2017
Iran sẽ khởi động xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại nước này với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.