Năng lượng kéo dòng tiền đầu tư quay về thị trường hàng hóa
Chốt ngày, chỉ số giá của 3/4 nhóm mặt hàng đều tăng, kéo chỉ số MXV-Index thêm 0,66% lên 2.117 điểm. Riêng chỉ số giá nhóm kim loại đảo chiều giảm sau chuỗi tăng ba ngày liên tiếp.
Dòng tiền đến thị trường gia tăng phản ánh tâm lý tích cực của các nhà đầu tư. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 5.200 tỷ đồng, cao hơn 12% so với hôm trước. Đáng chú ý, nhóm hàng năng lượng tiếp tục cho thấy sức hấp dẫn khi giá trị giao dịch tăng đáng kể, hơn 40%.
Nguồn cung thắt chặt kéo giá dầu tăng trở lại
Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 26/2, giá dầu phục hồi trong bối cảnh nguồn cung còn đối diện với nhiều rủi ro gián đoạn, chủ yếu do các vấn đề về địa chính trị. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 1,43% lên 77,58 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,08% lên 81,67 USD/thùng.
Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên tập đoàn tàu chở dầu hàng đầu của Nga Sovcomflot, khi Washington tìm cách giảm doanh thu từ việc bán dầu của Nga, vốn phục vụ mục đích quân sự. Nga là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới và các lệnh trừng phạt này là nỗ lực mới nhất của phương Tây nhằm tăng thêm chi phí vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu, trong khi vẫn duy trì dòng xăng dầu đến thị trường toàn cầu.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ (OFAC) cũng chỉ định 14 tàu chở dầu thô thuộc tài sản mà Sovcomflot có liên quan. Theo đó, Mỹ sẽ đóng băng bất kỳ tài khoản nào của nếu phát hiện có giao dịch với các đối tượng bị áp lệnh trừng phạt trên. Điều này làm gia tăng rủi ro gián đoạn nguồn cung thị trường, nhất là khi tình hình Biển Đỏ chưa ổn định, từ đó hỗ trợ cho giá dầu.
Sự sụt giảm trong hoạt động lọc dầu của Mỹ và sự gián đoạn thương mại tại Biển Đỏ đã thắt chặt nguồn cung dầu diesel trong những tuần gần đây, làm giảm xuất khẩu dầu diesel của Mỹ sang châu Âu trong tháng này.
Giá dầu diesel của Mỹ đã nhanh chóng tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng với hơn 48 USD/thùng, làm hạn chế cơ hội kinh doanh chênh lệch giá để vận chuyển nhiên liệu sang châu Âu.
Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết phiến quân Houthi liên kết với Iran ở Yemen đã suýt đánh trúng một tàu chở dầu mang cờ Mỹ vào thứ Bảy (24/2). Những hạn chế tại khu vực Biển Đỏ tiếp tục đe dọa nguồn cung dầu, góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Ngân hàng Goldman Sachs cũng đã nâng mức dự báo giá dầu Brent đạt đỉnh vào mùa hè năm 2024 thêm 2 USD/thùng lên 87 USD/thùng do các gián đoạn hiện nay góp phần làm tồn kho thương mại của các nước OECD giảm nhẹ. Ngân hàng cũng kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng vào đầu tháng 3 để giữ cho thị trường ở mức thâm hụt vừa phải. Mức thâm hụt mà ngân hàng ước tính là 0,5 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên và 0,4 triệu thùng/ngày trong quý II năm nay.
Đồng và quặng sắt bị áp lực trước triển vọng tiêu thụ yếu
Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, cả hai mặt hàng đều đóng cửa trong sắc đỏ do áp lực vĩ mô chèn ép. Giá bạc để mất 1,96%, dừng chân tại mức 22,74 USD/oz. Giá bạch kim chốt phiên tại 881,1 USD/oz sau khi giảm 3,13%.
Lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất cao lâu hơn so với kỳ vọng trước vẫn là yếu tố chính gây sức ép lên nhóm kim loại quý, mặt hàng nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.
Theo công cụ theo dõi lãi suất FedWatch của CME Group, khả năng hạ lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 ngày càng bị hạ thấp và phần lớn kỳ vọng của thị trường hiện tập trung vào khả năng hạ lãi suất từ tháng 6 với xác suất khoảng 70%.
Hơn nữa, trong bối cảnh giá nhà ở và dịch vụ tiếp tục tăng cao, các nhà đầu tư lo ngại chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ được công bố tuần này sẽ tiếp tục tăng. Điều này có thể khiến quyết định của Fed thêm khó khăn và dòng tiền rời khỏi thị trường kim loại quý. Cụ thể, theo dự báo, chỉ số PCE lõi tháng 1/2024 của Mỹ dự kiến tăng 0,4% so với tháng trước, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng 12/2023 và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2023.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX nối tiếp đà giảm từ phiên cuối tuần trước, chốt phiên tại mức 3,83 USD/pound sau khi giảm 1,69%. Giá quặng sắt cũng để mất 3,84% về 115,43 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2023. Cả giá đồng và giá quặng sắt đều gặp áp lực trước triển vọng tiêu thụ kém sắc tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu.
Trang tin Shanghai Metals Market (SMM) cho biết các công trường xây dựng ở nhiều thành phố của Trung Quốc đã bị đình trệ do tình trạng mưa lớn và tuyết.
Hơn nữa, riêng với quặng sắt, dữ liệu từ công ty tư vấn Steelhome cho thấy tồn kho quặng sắt tại các cảng lớn tại Trung Quốc tiếp tục tăng lên, phản ánh nhu cầu chậm chạp. Cụ thể, tồn kho tại các cảng lớn của Trung Quốc đã tăng 2,1% so với tuần trước đó lên 133,1 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 23/2, mức cao nhất kể từ tháng 4/2023.
Bên cạnh đó, sau khi tăng hai phiên liên tiếp vào cuối tuần trước, lo ngại rủi ro nguồn cung giảm cũng khiến giá gặp áp lực. Cơn bão đe dọa các cảng phía tây Australia hiện đang di chuyển ra khỏi khu vực này. Australia là nhà xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới và khu vực phía tây Australia là trung tâm khai thác quặng sắt quan trọng nhất của nước này.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 27/2 tăng
09:10' - 27/02/2024
Sáng nay 27/2, giá USD tại một số ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng.
-
Giá vàng
Giá vàng sáng 27/2 tăng 200 nghìn đồng/lượng
08:52' - 27/02/2024
Giá vàng trong nước sáng 27/2 tăng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới đi xuống trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế quan trọng
07:57' - 27/02/2024
Trong phiên giao dịch 26/2, giá vàng thế giới đi xuống, khi thị trường hướng sự chú ý vào số liệu lạm phát của Mỹ dự kiến công bố trong tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
“Tấm vé” đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại
10:50'
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng được xem là “tấm vé” thông hành để các sản phẩm OCOP được tiêu thụ tại các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại trên cả nước.
-
Hàng hoá
Yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
17:29' - 26/04/2025
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tập trung nguồn lực đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu trên từng địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước áp lực của cuộc chiến thuế quan và nguồn cung dôi dư
15:04' - 26/04/2025
Kết thúc phiên 25/4, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 32 xu lên 66,87 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 1,6%.
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35' - 26/04/2025
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15' - 26/04/2025
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14' - 26/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả