Năng lượng tái tạo đóng góp gần 27% sản lượng điện tại Pháp
Cuộc khủng hoảng y tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đem đến một "điểm sáng" cho Pháp, khi năng lượng tái tạo đóng góp vị trí chưa từng có trong sản xuất điện tại nước này.
Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn báo cáo của Liên minh năng lượng tái tạo được công bố ngày 23/2, cho biết thủy điện, điện gió, điện Mặt Trời và năng lượng sinh học (rác thải, gỗ, khí sinh học) đóng góp 26,9% sản lượng điện của Pháp trong năm 2020, tăng gần 4 điểm phần trăm so với năm 2019.
Mục tiêu mà Chính phủ Pháp đặt ra cho lĩnh vực năng lượng tái tạo là đóng góp ít nhất 40% sản lượng điện quốc gia vào năm 2030.
Sự gia tăng này chủ yếu là do sản lượng điện tái tạo trong năm 2020 tăng mạnh 10%, lên đến 127 Terawatt giờ.
Bên cạnh đó, tổng lượng điện tiêu thụ do đại dịch COVID-19 sụt giảm, khiến tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên.
Trên thực tế, năng lượng gió, Mặt Trời và thủy điện được ưu tiên sử dụng để đáp ứng nhu cầu, tiếp theo là điện hạt nhân, rồi đến các nhà máy nhiệt điện (khí đốt, than đá, dầu mazut ở hàng sau cùng).
Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân của công ty EDF đã bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng y tế.
Lịch trình bảo trì bị đảo lộn, khiến sản lượng điện hạt nhân giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Sự bùng nổ của năng lượng tái tạo diễn ra nhanh chóng. Tổng công suất lắp đặt vào cuối năm 2020 đạt 56 Gigawatt (GW) so với hơn 60 GW của điện hạt nhân, cho dù sản lượng thực tế vẫn chưa so sánh được.
Mức tăng đạt hơn 2 GW vào năm 2020, bao gồm 1,1 GW điện gió và 0,8 GW điện Mặt Trời. Lần đầu tiên, gió và mặt trời đóng góp hơn một nửa công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt ở Pháp, vượt qua các đập thủy điện.
Tuy nhiên, sự phân bố năng lượng tái tạo trên toàn lãnh thổ vẫn không đồng đều, khi chưa đến 2% lượng điện được tiêu thụ ở vùng thủ đô Ile-de-France và chỉ 10% ở vùng Normandie (miền Bắc), trong khi tỷ lệ này lên đến hơn 40% ở vùng Grand-Est (Đông Bắc) nơi có rất nhiều tuabin gió, và hơn 45% ở các vùng trung du Auvergne-Rhône-Alpes và Occitanie, nơi thủy điện chiếm ưu thế.
Riêng về năng lượng gió, vùng Hauts-de-France (miền Bắc) là nhà vô địch, với công suất lắp đặt là 4,9 GW. Về năng lượng Mặt Trời, vùng Nouvelle Aquitaine (Tây Nam) đứng đầu với 2,7 GW.
Sản lượng năng lượng tái tạo cũng tăng trên toàn Liên minh châu Âu (EU), vì những lý do tương tự như ở Pháp. Lần đầu tiên trong nửa đầu năm 2020, các nguồn năng lượng tái tạo ở 27 quốc gia EU tạo ra nhiều điện hơn nhiên liệu hóa thạch.
Sự tăng trưởng về năng lực sản xuất điện gió và Mặt Trời, cũng như sự suy giảm nhu cầu đã tạo nên sự thay đổi đáng khích lệ này./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Pháp tuyên bố vượt mục tiêu cắt giảm khí thải trong năm 20192
09:12' - 13/02/2021
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo nước này đã vượt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon trong năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33'
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Thang máy 2024
15:42' - 27/11/2024
Với quy mô tăng 30% so với năm 2023, Vietnam Elevator Expo 2024 mang tới những giải pháp, công nghệ và phong cách mới của 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện diện tại 120 gian hàng.
-
DN cần biết
Phát triển song hành thị trường vốn và tín dụng xanh
14:03' - 27/11/2024
Sản phẩm và dịch vụ tài chính tại Việt Nam gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và hình thức tiếp cận khiến nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
-
DN cần biết
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình năng lượng
09:15' - 27/11/2024
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37' - 26/11/2024
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.