Nền kinh tế châu Á có thể vượt qua thách thức về nhân khẩu học?
Kể từ năm 2008, quy mô dân số Nhật Bản liên tục sụt giảm và tỷ lệ sinh đã giảm xuống dưới mức thay thế trong hơn 50 năm. Đáng chú ý, quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tại Nhật Bản đã kéo dài quá lâu, nhưng hiếm ai để ý. Phân khúc độ tuổi lao động đã đạt mức tối đa từ 30 năm trước và bắt đầu giảm kể từ đó.
Quốc gia Đông Á này chỉ mới ở vạch xuất phát của giai đoạn giảm dân số sau khi đạt đỉnh vào năm 2010. Từ 125 triệu người hiện nay, tổng dân số Nhật Bản có thể giảm xuống chỉ còn hơn 100 triệu người vào năm 2050 và giảm xuống còn 87 triệu người chỉ sau 10 năm. Cứ 3 trong số 5 người dân nước này là người cao tuổi. Tác động sẽ rất lớn và gây ra những thay đổi lớn hơn trong cách tổ chức xã hội Nhật Bản về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.Cách Nhật Bản phản ứng sẽ mang tính quy chiếu cho các nước láng giềng ở châu Á. Quy mô của “cơn sóng thần màu bạc” ở Đông Bắc Á - nơi Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc phải đối mặt với số phận tương tự - là rất lớn.Tương lai già hóaVào năm 2040, riêng số người cao tuổi ở Trung Quốc sẽ tăng gấp ba lần so với năm 2005 lên 329 triệu người, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế dài hạn. Đến năm 2050, toàn bộ châu Á sẽ có thêm 425 triệu người cao tuổi - nhiều hơn dân số hiện tại của Mỹ, Anh và Pháp cộng lại.
Trong những năm tới, khi thế hệ boomer (thế hệ bùng nổ dân số, chỉ những người sinh từ năm 1946-1964) của châu Á nghỉ hưu và thế hệ Millennials (thế hệ thiên niên kỷ, còn gọi là gen Y - chỉ những người sinh trong giai đoạn năm 1981-1996) đạt được bước tiến trong sự nghiệp, nhiều quốc gia châu Á sẽ chuyển từ việc tận hưởng thành quả của một tầng lớp trẻ năng suất sang một giai đoạn mới khác trong hành trình phát triển của họ.Điều mà châu Á cần lưu ý là sự thay đổi này diễn ra trong khi khu vực đang trên đà vững mạnh sau một thời kỳ tăng trưởng phi thường. Từ những năm 1970 đến những năm 1990, sự bùng nổ dân số của châu Á đã hỗ trợ cho sự gia tăng đầu tư nước ngoài và mở rộng thương mại, thúc đẩy khu vực này tiến lên. Được dẫn dắt bởi bốn “con hổ châu Á” là Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, giai đoạn đó rất đặc biệt, khiến Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố rằng thế giới đã chứng kiến một "phép màu Đông Á".Từ những năm 2000, một Trung Quốc đang trỗi dậy đã trở thành động lực tăng trưởng khổng lồ, nâng đỡ mọi con thuyền và thúc đẩy động lực khu vực. Một lượng lớn thanh niên Trung Quốc đã được đưa vào làm việc tại các nhà máy và dây chuyền lắp ráp phục vụ các điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng trên khắp châu Á. Chỉ riêng năng suất tại Trung Quốc đã tăng vọt hơn 14 lần trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2022. Toàn cầu hóa làm phần còn lại trong việc đưa 1,1 tỷ người thoát khỏi đói nghèo ở châu Á, khi các nền kinh tế tiếp tục chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất.
Trên hầu hết các phương diện, bước chuyển đổi kinh tế đáng kinh ngạc này đã cải thiện cuộc sống cho nhiều người châu Á: tuổi thọ tăng lên, các thành phố nở rộ và tính cơ động xã hội được cải thiện. Tóm lại, châu Á đã có một thời kỳ hoàng kim.Châu Á đang trên bờ vực thẳm về nhân khẩu học. Chúng ta có thể đang chuyển sang thời kỳ hậu thanh niên. Ngay cả Đông Nam Á trẻ trung cũng sẽ chứng kiến dân số thanh niên đạt đỉnh vào năm 2038.Không thể đổ lỗi rằng chúng ta không được cảnh báo. Nhà kinh tế học Paul Krugman đã dự đoán vào năm 1994 rằng trong khi các nền kinh tế Đông Á được hưởng lợi chủ yếu từ sự bùng nổ dân số, nguồn lao động dồi dào, thì đến một lúc nào đó, lợi thế này sẽ hết.Mặc dù vậy, câu chuyện già hóa đang diễn ra nhanh hơn dự kiến. Trong khi Mỹ mất hơn 50 năm để độ tuổi trung bình tăng từ 30 lên 40, Nhật Bản mất 22 năm và Hàn Quốc là 15 năm.Liệu có đủ thời gian để làm giàu trước khi mọi người già đi không? Một quốc gia già hóa tự nhiên sẽ chứng kiến sự chậm lại trong tăng trưởng và năng suất giảm, và do đó phải tiết kiệm để có tiền quản lý quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, ngay cả trong số bốn “con hổ châu Á” ban đầu, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chưa chứng kiến sự gia tăng thu nhập thực tế trong các nhóm thu nhập thấp đến trung bình trong hai thập kỷ qua.Cuộc “tấn công kinh tế” của Trung Quốc vào cuối tháng 9/2024 - nâng tuổi nghỉ hưu, cắt giảm lãi suất và nới lỏng các hạn chế đối với thị trường bất động sản - cho thấy nhà chức trách hiểu rằng mục tiêu không phải là đạt tăng trưởng vào năm 2024 mà là mục tiêu lớn hơn và có rủi ro cao hơn là vượt qua những trở ngại về nhân khẩu học.Các nước khác ở châu Á, bao gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia, đang cố gắng mọi cách để thúc đẩy nền kinh tế của họ khi xu hướng giảm sinh bắt đầu - từ các nỗ lực ngoại giao để gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS cho đến các kế hoạch phát tiền mặt trị giá 10.000 baht (302,81 USD).Nỗ lực thích ứngNhân khẩu già hoá không phải là định mệnh và không phải là hồi kết của “phép màu Đông Á”. Ít ai có thể dự đoán được khả năng tự tái tạo của châu Á đã thể hiện rõ trong thập kỷ qua. Nhiều quốc gia châu Á đã nâng cấp chuỗi giá trị để phát triển nền sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử tiêu dùng và tận dụng nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển. Sự đổi mới cũng xuất phát từ cuộc đua chạy nước rút về kinh tế của châu Á trong 20 năm qua, với Trung Quốc là “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp xe điện, pin Mặt Trời và viễn thông.Ở cấp độ công ty, tự động hóa, robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp công việc ít tốn sức hơn, cho phép mọi người làm việc ở độ tuổi lớn hơn. Ví dụ như việc Nhật Bản sử dụng máy bay không người lái và AI trong nông nghiệp để xác định bệnh tật, sâu bệnh và cỏ dại, giúp giảm bớt công việc nặng nhọc cho nông dân Nhật Bản, những người có độ tuổi trung bình là 68. Hay như việc sử dụng hình đại diện kỹ thuật số (avatar) trong các cửa hàng tiện lợi và nhà bán lẻ như Lawsons để phục vụ khách hàng.Ở cấp độ khu vực, "bộ bài" đang được sắp xếp lại. Đông Bắc Á, nơi quá trình chuyển đổi nhân khẩu học diễn ra mạnh mẽ nhất, đang chứng kiến sự dịch chuyển sản xuất sang Trung và Nam Á, vốn chỉ mới bắt đầu bùng nổ dân số, và Đông Nam Á, đang nằm ở đâu đó giữa hai trạng thái này.Hội nhập kinh tế khu vực của châu Á, được neo giữ bởi các thỏa thuận như Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các sáng kiến khác do ASEAN dẫn đầu, có thể đẩy nhanh sự dịch chuyển của các nhà máy, văn phòng và việc làm từ các cường quốc sản xuất truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore sang Indonesia và Việt Nam đông dân. Một loạt thỏa thuận về kinh tế kỹ thuật số có thể mở đường cho làn sóng tương tự xảy ra khi ngày càng nhiều lĩnh vực ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.Và ở cấp độ con người, Nhật Bản đã chỉ ra con đường tiến tới khai thác nền kinh tế tuổi thọ mới. Những bước đi táo bạo đã tập trung vào việc thúc đẩy việc làm cho người cao tuổi bằng cách nâng độ tuổi nghỉ hưu, khuyến khích các doanh nghiệp thuê họ và tạo ra một loạt vị trí bán thời gian và tạm thời, trong đó 70% hiện do người cao tuổi đảm nhiệm.Trung Quốc cũng đang thức tỉnh trước các cơ hội của “nền kinh tế bạc” (nền kinh tế phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi). Một thông cáo báo chí của Hội đồng Nhà nước được công bố vào tháng 1/2024 đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cao tuổi, với 26 đề xuất từ quy hoạch công nghiệp và tái phát triển đô thị đến các khoản đầu tư công để thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân.Trong tương lai, khi châu Á già đi, sự dịch chuyển từ lực lượng lao động trẻ sang dân số nhiều thế hệ sẽ đòi hỏi phải cải tạo lại xã hội, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị. Còn rất nhiều thời gian để tái tạo và điều chỉnh nếu các quốc gia châu Á sáng suốt và nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của thách thức này. Châu Á là nơi sinh sống của 60% tổng số thanh niên trên thế giới ngày nay. Thanh niên từ 15-29 tuổi chiếm 1/4 trong tổng số 4 tỷ dân của khu vực.Đối phó với những thay đổi nhân khẩu học sẽ là một thách thức dài hạn. Chuyên gia Tharman Shanmugaratnam đã nói với tờ The Straits Times vào năm 2018, khi đó ông là Bộ trưởng Tài chính Singapore: "Thay đổi nhân khẩu học không phải là thách thức một lần, không phải là thách thức trong 10-15 năm mà là thách thức trong nhiều thập kỷ tới".Châu Á không thể tránh khỏi tình trạng già hóa. Nhưng châu Á có thể “lão hóa ngược”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ngành năng lượng toàn cầu lo ngại bất ổn Trung Đông
06:30'
Các nhà lãnh đạo trong ngành năng lượng bày tỏ lo ngại về những căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng như tác động tiềm tàng của chúng đối với nguồn cung dầu từ khu vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đức “khập khiễng” thoát được nguy cơ suy thoái
05:30'
Tuy tránh được suy thoái kỹ thuật, nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý II/2024 lại bị điều chỉnh với mức sụt giảm lớn hơn là 0,3%, cao hơn so với mức dự báo giảm 0,1% đưa ra trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Đức: Liệu thất nghiệp tràn lan có quay trở lại?
08:53' - 06/11/2024
Nền kinh tế trì trệ, số người tìm việc ngày càng tăng làm dấy lên lo ngại tình trạng việc làm ảm đạm 20 năm trước có thể quay trở lại với nền kinh tế Đức.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng leo thang quanh vấn đề thuế quan xe điện của châu Âu
06:30' - 06/11/2024
Động thái của EC có thể làm trầm trọng xung đột thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu và nhiều khả năng kích hoạt sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai u ám của WTO
05:30' - 06/11/2024
Trang nationalpost.com (Canada) mới đây đăng bài viết của tác giả Derek H. Burney, nguyên Đại sứ Canada tại Mỹ, đề cập tới tương lai u ám của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
Phân tích - Dự báo
Trước thềm bầu cử Mỹ : Thách thức đối với khu vực Đông Nam Á
06:30' - 05/11/2024
Bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, những thay đổi về chính sách có thể viết lại các quy tắc về hợp tác kinh tế cho ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
-
Phân tích - Dự báo
Nợ của châu Phi và vai trò của các hãng xếp hạng tín nhiệm
05:30' - 05/11/2024
Trong những năm gần đây, các bộ trưởng tài chính châu Phi ngày càng lo ngại về xếp hạng tín nhiệm của nước họ và đã kêu gọi thành lập một tổ chức xếp hạng tín dụng của riêng châu lục này.
-
Phân tích - Dự báo
Siêu công ty của Saudi Arabia và cuộc chơi trên thị trường hydro xanh
06:30' - 04/11/2024
Saudi Arabia đang nuôi tham vọng trở thành một trong những nhà sản xuất hydro xanh lớn nhất thế giới với kế hoạch xây dựng một siêu công ty hydro, mang tên Neom.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc khủng hoảng xe điện châu Âu
05:30' - 04/11/2024
Nhu cầu ô tô của người tiêu dùng châu Âu đang giảm, trong khi các nhà sản xuất ô tô lại đang trải qua quá trình chuyển đổi đầy rủi ro và tốn kém từ động cơ đốt trong sang hệ thống truyền động điện.