Nga chỉ trích Mỹ muốn phá vỡ cấu trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu
Bình luận về các diễn biến xung quanh Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), ông Atonov cáo buộc Mỹ có ý định phá vỡ cấu trúc kiểm soát vũ khí vốn được xây dựng nhiều năm qua giữa hai nước đồng thời khẳng định ý tưởng giành vị thế chi phối quân sự toàn cầu của Mỹ sẽ không thể thực hiện.
Đại sứ Antonov nhắc lại việc Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã ra chỉ thị rõ ràng cho Bộ Quốc phòng liên quan tới việc bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nguy cơ phá vỡ sự bình đẳng chiến lược" và cho rằng các biện pháp của Nga không tốn kém, cũng không tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang, thay vào đó cho phép duy trì sự cân bằng quân sự-chiến lược. Moskva đã làm mọi điều có thể để cứu vãn hiệp ước INF.
Bộ Quốc phòng Nga cũng đã đề xuất các biện pháp minh bạch chưa từng có, vượt xa khuôn khổ hiệp ước.
Đại sứ Antonov chỉ trích các bước đi của Washington cho thấy Mỹ có kế hoạch xóa bỏ hiệp ước INF ngay từ đầu và không có ý định đạt thỏa hiệp với Nga về vấn đề này.
Ông cho rằng các hành động của Washington đặc biệt nguy hiểm do ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược, không chỉ trong mối quan hệ với Moskva.
Đại sứ Antonov nhấn mạnh mối quan hệ Nga-Mỹ trong lĩnh vực này luôn xác định hướng đi cho sự ổn định chiến lược và luôn là yếu tố được các nước khác cân nhắc khi họ phát triển các chính sách an ninh của mình, đồng thời đóng vai trò là nguyên tắc chỉ đạo cho việc tăng cường cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Khẳng định đối thoại giữa lãnh đạo Nga-Mỹ đóng vai trò rất quan trọng cho mối quan hệ song phương cũng như tăng cường sự ổn định và an ninh chiến lược, ông Antonov cũng cho rằng các cuộc gặp này cần được chuẩn bị và mang lại kết quả thực chất.
Nga không muốn đối đầu và luôn ủng hộ việc phát triển mối quan hệ thực chất, cùng có lợi. Đại sứ Nga cho rằng, tâm lý bài Nga tại Mỹ cản trở nghiêm trọng việc tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh mới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump.
Ngoài ra, Đại sứ Nga kêu gọi Mỹ tập trung xây dựng mối quan hệ với các nước khác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau thay vì tiếp tục đưa ra các tối hậu thư.
Việc ra điều kiện để đối thoại, trong bất kỳ trường hợp nào dù liên quan tới tình hình Ukraine hay các mối quan tâm khác, sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Vì vậy, Washington cần từ bỏ các tối hậu thư trong liên lạc giữa các quốc gia.
Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ đang chịu tác động xấu sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp ước kể trên. INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Tuy nhiên, vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729".
Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy “Novator 9M729", đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF. Theo Moskva, Mỹ tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.
Hôm 1/2 vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF.
Ngày 6/2, Nga thông báo sẽ rút khỏi INF trong vòng 6 tháng, như một câu trả lời tương xứng đối với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này. Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại.
Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới./.
- Từ khóa :
- nga
- mỹ
- inf
- hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng sau khi Mỹ rút khỏi INF
09:09' - 05/02/2019
Theo ông Lavrov, Nga không muốn một cuộc chạy đua vũ trang giống như thời Chiến tranh Lạnh và Moskva sẽ làm việc trong phạm vi ngân sách của Bộ Quốc phòng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bác khả năng xảy ra Chiến tranh Lạnh sau khi Mỹ rút khỏi INF
19:22' - 04/02/2019
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ không báo hiệu khởi đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đây là phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 4/2.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi INF: Trung Quốc phản đối, Nga ngừng tuân thủ Hiệp ước
19:39' - 02/02/2019
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, nước này phản đối Mỹ rút khỏi INF, đồng thời kêu gọi Moskva và Washington đàm phán để giải quyết những khác biệt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi INF: Khoảng trống nguy hiểm
12:16' - 02/02/2019
Việc Mỹ tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đang tạo ra “vùng trống” trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.