Nga đối mặt nguy cơ lạm phát “nhập khẩu” tăng cao
Trung tâm Phát triển của Trường Kinh tế Cao cấp (HSE) cảnh báo lúc này Nga không nên để lạm phát tăng cao nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra một “cuộc khủng hoảng tài chính như năm 1998”.
Một tình thế khó khăn đang nảy sinh trong nền kinh tế Nga. Nước này vừa phải đảm bảo các mặt hàng nhập khẩu quan trọng, nhưng không được để lạm phát “nhập khẩu” tăng cao kỷ lục.
Ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lạm phát trong tháng 5/2022 ước tính ở mức 8,1% - mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro ra đời. Tại Mỹ, lạm phát trong tháng 5/2022 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/1981 là 8,6%. Sau khi hạ lãi suất cơ bản xuống mức 9,5%/năm vào cuối tuần trước, Ngân hàng trung ương Nga cho biết trong kịch bản cơ bản, lạm phát ở Nga dự kiến sẽ đạt 14-17% vào cuối năm 2022. Đồng thời, “hiệu quả của quá trình thay thế nhập khẩu, cũng như quy mô và tốc độ của sự phục hồi nhập khẩu các mặt hàng thành phẩm, nguyên liệu và linh kiện sẽ là yếu tố quan trọng quyết định chỉ số lạm phát sắp tới”.Tình hình nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến giá theo các hướng khác nhau. Một mặt, như Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiulina giải thích, các yếu tố gây lạm phát bao gồm rủi ro từ phía nhà cung cấp: “Trước hết, chúng ta đang nói về các nhà sản xuất đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu.
Họ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong việc hoàn thiện chuỗi công nghệ, sản xuất và cung ứng. Không có điều này thì không thể bổ sung dự trữ cần thiết cho nền kinh tế. Về các sản phẩm phi thực phẩm, nếu hàng tồn kho tiếp tục giảm và việc bổ sung vẫn gặp khó khăn thì năng lực sản xuất có thể bị hạn chế và làm tăng áp lực lên lạm phát”.
Mặt khác, theo ông Aleksandr Khaminsky - thành viên của Hội đồng Doanh nghiệp Nga, mặc dù thực tế là kinh tế Nga đang ở trong tình trạng bị cô lập nhưng tác động của lạm phát ở phương Tây chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Nga”. Ông Aleksandr Khaminsky giải thích: “Thậm chí nếu chúng ta nói tới nhập khẩu song song, thì các sản phẩm nhập khẩu vào Liên bang Nga sẽ luôn tăng giá tại các thị trường sản xuất. Như vậy, hàng hoá này đến Nga với giá cao hơn”. Nhưng tác động lạm phát sẽ có sự phân hoá tuỳ thuộc vào loại hàng nào được nhập khẩu.Đồng quan điểm này, ông Valery Mironov - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển HSE, cho biết: “Trong tương lai gần, các mặt hàng nhập khẩu giá cao từ các nhà cung cấp mới có thể sẽ xuất hiện (như tôm Belarus), cũng như giá sản phẩm thay thế nhập khẩu mới của các nhà sản xuất trong nước mới sẽ tăng lên”.
Nhà phân tích hàng đầu của công ty đầu tư Freedom Finance Natalya Milchakova cho biết theo dự báo của Ngân hàng trung ương Nga, giả sử lạm phát cuối năm nay ở mức từ 14-17% thì có thể hy vọng việc tăng giá ở Nga trong thời gian tới sẽ chậm lại và thậm chí là xuất hiện rủi ro giảm phát trong vài tháng tới. Bà Milchakova nói thêm: “Dự báo này có vẻ thực tế vì nhập khẩu hiện đã giảm. Mặc dù các yếu tố gây lạm phát có khả năng xuất hiện trở lại vào cuối năm nay, nhưng điều này sẽ là do Nga tăng dòng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.Những mặt hàng này sẽ không rẻ, vì vậy trong quý IV/2022, lạm phát tiêu dùng có thể bắt đầu tăng trở lại, dù không nhiều như quý đầu tiên”.
Cố vấn của Tổng giám đốc Otkritie Investments về kinh tế vĩ mô, ông Sergey Khestanov, nói: “Việc khôi phục nhập khẩu tất nhiên sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ và làm suy yếu phần nào đồng ruble. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán thời điểm và bản chất của tác động này, cũng như hậu quả đối với giá sản xuất trong nước”. Như chuyên gia Valery Mironov giải thích, khi nói về tác động của lạm phát toàn cầu đối với kinh tế Nga, điều quan trọng cần lưu ý là chính thời kỳ lạm phát có thể kéo dài, vì tổng gánh nặng nợ trong nền kinh tế toàn cầu đã quá mức. Chuyên gia Mironov cảnh báo Nga không nên thả nổi lạm phát, bởi vì trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nga sẽ cần phải có nguồn tài chính. Trong trường hợp không có dòng vốn nước ngoài Nga chỉ có thể dựa vào các khoản vay trong nước và lạm phát thấp là điều quan trọng để thúc đẩy các khoản vay, nếu không một cuộc khủng hoảng tài chính mới ở Nga sẽ xảy ra./.- Từ khóa :
- nga
- kinh tế nga
- lạm phát
- lạm phát tại nga
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát cao kỷ lục, liệu Fed có cần nâng lãi suất mạnh hơn?
20:53' - 13/06/2022
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự đoán sẽ nâng lãi suất nửa điểm phần trăm lần thứ hai liên tiếp sau cuộc họp chính sách ngày 15/6 sắp tới.
-
Ngân hàng
Đồng rupiah của Indonesia mất giá trước áp lực lạm phát toàn cầu
17:59' - 13/06/2022
Ngày 13/6, tỷ giá đồng rupiah ở mức 14.649 rupiah/USD, giảm 0,66% so với phiên giao dịch trước đó. Đồng rupiah mất giá không nằm ngoài xu thế tình hình tài chính toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á trượt dốc sáng 13/6 do lo ngại về COVID-19 tại Trung Quốc và lạm phát
11:57' - 13/06/2022
Sáng 13/6, giá dầu châu Á giảm hơn 2 USD khi tình trạng bùng phát COVID-19 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) dập tắt hy vọng gia tăng nhu cầu nhiên liệu của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30'
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30'
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.