Nga nêu triển vọng thành lập liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva ngày 10/7, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến “Tiềm năng thương mại và hợp tác kinh tế Việt-Nga sau đại dịch COVID-19” mới đây, bà Liliya Titova, Chủ tịch Hiệp hội Các tổ chức dược phẩm chuyên nghiệp (SPFO), dược phẩm Nga có triển vọng thực sự ở thị trường châu Á, đặc biệt ở Việt Nam và Malaysia.
Tuy nhiên, khó khăn chung đối với các công ty xuất khẩu của Nga đó là họ cần tiến hành thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc của họ ở nước ngoài, điều này rất khó khăn và tốn kém.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại của LB Nga tại Việt Nam, ông Vyacheslav Kharinov, cho biết, tổng lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam ước tính trung bình khoảng 7 tỷ USD mỗi năm, trong khi các mặt hàng thuốc của Nga xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9 triệu USD.
Mặc dù thuốc của Nga được biết đến khá rộng rãi ở Việt Nam, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến doanh nghiệp xuất khẩu Nga khó chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. Theo ông, một trong những lý do là các chế phẩm dược của Nga không có chứng nhận quốc tế được công nhận tại Việt Nam, khiến các mặt hàng dược phẩm Nga phải trải qua các kiểm tra và chờ đợi thủ tục trong thời gian dài.
Đại diện Thương mại Nga cho biết, hai nước cũng có kế hoạch phê duyệt thỏa thuận liên chính phủ về công nhận thuốc của nhau nhằm tạo điều kiện để sản phẩm thuốc của Nga tiếp cận thị trường Việt Nam.Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang bị trì hoãn. Trong bối cảnh đó, ông Kharinov khuyến cáo các doanh nghiệp dược phẩm Nga cần tập trung xem xét nhiều hơn vấn đề thành lập liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam, thay vì chỉ chú trọng xuất khẩu.
Theo ông, Việt Nam đảm bảo khoảng 50% số sản phẩm thuốc được sản xuất ở nội địa, nhưng phần lớn nguyên liệu thô phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm Nga khi hợp tác với các đối tác Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov cho biết Chính phủ Nga đã dành cho bộ này khoản ngân sách 25 tỷ ruble (khoảng 357 triệu USD) trong năm nay để khuyến khích sản xuất và nghiên cứu các loại thuốc mới.
Cuối tháng 5 vừa qua, thuốc Avifavir của Nga đã chứng minh được tính hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng, được cấp giấy chứng nhận đăng ký của Bộ Y tế Nga và trở thành loại thuốc đầu tiên trên thế giới chữa COVID-19 có chứa hoạt chất favipiravir. Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RFPI) và Tập đoàn ChemRar đã bắt đầu xuất khẩu thuốc Avifavir để điều trị COVID-19.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Nga, xuất khẩu các mặt hàng dược phẩm mang về nguồn thu hơn 700 triệu USD cho ngân sách Nga mỗi năm. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu dược phẩm của Nga tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2019, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực do tình hình đại dịch COVID-19.
Số liệu của Cục Thống kê Nga cho thấy, xuất khẩu của Nga vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 150 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, mặt hàng dược phẩm chiếm tỷ trọng 15% trong tổng sản phẩm công nghiệp hóa chất Việt Nam nhập khẩu của Nga./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hai hãng dược phẩm châu Âu đạt thỏa thuận cung cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19
08:30' - 09/07/2020
Hai hãng dược phẩm châu Âu là Công ty dược Merck của Đức và Roche của Thụy Sĩ đã đạt thỏa thuận cung cấp thuốc có khả năng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cho các nước Liên minh châu Âu (EU).
-
Đời sống
Dược phẩm Sanofi có kế hoạch cắt giảm tới 1.680 việc làm ở châu Âu
21:35' - 26/06/2020
Tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi ngày 26/6 cho biết họ đang lên kế hoạch cắt giảm tới 1.680 việc làm ở châu Âu, hai nguồn tin thân cận cho Reuters biết.
-
Chứng khoán
Thêm một doanh nghiệp dược phẩm giao dịch trên UPCoM
14:21' - 18/06/2020
Ngày 18/6/2020, cổ phiếu DTP của CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội chính thức được đưa vào giao dịch trên UPCoM.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản siết chặt quản lý đầu tư nước ngoài về dược phẩm và thiết bị y tế
15:31' - 15/06/2020
Ngày 15/6, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung dược phẩm và thiết bị y tế vào danh mục lĩnh vực cần thẩm tra nghiêm ngặt trước khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo Luật Ngoại hối sửa đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57'
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29'
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35'
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30'
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.