Ngăn chặn tiêu thụ hàng hóa không đảm an toàn thực phẩm
Vấn đề an ninh, an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, thực phẩm được lưu thông, buôn bán chủ yếu qua kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hoá), nhất là thực phẩm tươi sống.
Tuy nhiên, lợi dụng nhiều kẽ hở, các đối tượng đã tuồn hàng hóa, thực phẩm bẩn vào thị trường nội địa để tiêu thụ. Do vậy, ngay từ thời điểm đầu năm, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã xây dựng kế hoạch cao điểm chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường địa phương về tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm bình ổn thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2024, Các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 239 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền: 2,51 tỷ đồng. Cùng đó, buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm trị giá: 2,119 tỷ đồng (tăng về số vụ, số tiền phạt và trị giá hàng tiêu hủy so với Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023).
Cụ thể bao gồm hơn 6,8 tấn thực phẩm đông lạnh (1.950 kg nầm lợn; 120 kg thịt đùi vịt; 950 kg thịt lườn vịt; 1.900 kg lá lách lợn đông lạnh, 1.000 kg chân bò đông lạnh, 400 kg lạp xưởng, 210kg chân giò, giăm bông..; 146 kg hoa quả; 236 gói xúc xích; 464 kg đường đen, hơn 20.000 sản phẩm bánh kẹo, chai nước ép hoa quả nhập lậu và hơn 1.000 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Qua sơ kết kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố trong 5 tháng đầu năm 2024 và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 ghi nhận bên cạnh các cơ sở kho lạnh, trung tâm thương mại, chuỗi hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị của các doanh nghiệp có uy tín kinh doanh thực phẩm đông lạnh có quy mô, tổ chức bài bản, đúng quy định, Hà Nội vẫn còn tồn tại một số cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, nằm xen lẫn trong khu dân cư hoặc tập kết tại các điểm nằm ở huyện ngoại thành Hà Nội.
Ngoài ra, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật trong sản xuất, chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các sơ sở nhỏ lẻ có xu hướng phát triển gia tăng về số lượng (do tiết giảm được chi phí không phải thuê mặt bằng trong các kho lạnh) nên nguy cơ tiềm ẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm từ các cơ sở này ngày càng cao trong thời gian tới.
Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua thực phẩm nói chung, thực phẩm tươi sống, đông lạnh nói riêng tại các cơ sở kinh doanh, chế biến có đảm bảo về an toàn thực phẩm (siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường). Ngoài ra, mua hàng yêu cầu người bán hàng xuất hóa đơn bán hàng và không nên tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm thực phẩm không được bảo quản đúng cách, thực phẩm đã bị biến đổi, nấm mốc, ôi thiu nhất là tại các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.
Tương tự, mới đây Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã khám xét phương tiện xe ô tô biển kiểm soát 34C-358.64 đang dừng đỗ lên xuống hàng tại khu vực Phố Cốc Hạ, Phường Đông Hương, tỉnh Thanh Hóa.
Tại thời điểm kiểm tra, trên thùng xe có 30 bao tải bì lợn có tổng trọng lượng 1.600 kg, đang bốc mùi ôi thiu, biến đổi màu sắc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn bộ số hàng hóa nói trên là của ông Nguyễn Đăng Hoàng, sinh năm 1989, quê quán thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đồng thời cũng là lái xe ô tô BKS 34C-358.64. Ông Hoàng khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên được ông mua gom từ các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, vận chuyển vào địa bàn Thanh Hóa để bán, không có hóa đơn chứng từ hay bất kỳ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Đội Quản lý thị trường Thanh Hóa đã xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đăng Hoàng về hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị. Phạt tiền 14,4 triệu đồng. Đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm theo quy định.
Cùng đó, tại Thái Nguyên, Cục Quản lý thị trường và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế - Ma túy Công an huyện Phú Bình đã phát hiện tại khu vực chợ Cầu Mây thuộc địa xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình phát hiện gần 200kg thịt gà không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tại thời điểm khám, Đoàn kiểm tra phát hiện 8 thùng xốp chứa đựng 168,8 kg thịt gà (nguyên con) không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và đã bốc mùi hôi thối, biến đổi về màu sắc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là hơn 10 triệu đồng.
Chính vì vậy, nhằm ngăn chặn vi phạm và đẩy mạnh triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, lực lượng quản lý thị trường, cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trên nhiều địa bàn.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường Quảng Trị cũng đã ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Quảng Trị cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị thường xuyên chỉ đạo các Đội tăng cường quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, thực hiện hậu kiểm thực phẩm, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, thực phẩm không đảm bảo chất lượng trên địa bàn quản lý.
Theo đó, các Đội Quản lý thị trường đã chủ động kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tiến hành hậu kiểm tra an toàn thực phẩm về tự công bố sản phẩm, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trị giá hơn 520 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa với trị giá gần 10 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là đường cát, bia... Các hành vi vi phạm như kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Song song với việc kiểm tra, kiểm soát, các Đội Quản lý thị trường Quảng Trị tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho 81 tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm; vận động ký cam kết với 16 tổ chức, cá nhân, treo 13 băng rôn tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình thực hiện chuyên mục về an toàn thực phẩm phát trên sóng truyền hình Quảng Trị.
Từ những kết quả trên trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm của các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn khẳng định sẽ tăng cường, tổ chức kiểm tra theo các chuyên đề, kiểm tra định kỳ và đột xuất xuyên suốt từ nay đến cuối năm. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với lực lượng quản lý thị trường xử lý nghiêm minh hành vi phạm pháp nhằm đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Chỉ ra nguyên nhân gia tăng các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh, trước đây, các tổ chức, cá nhân sử dụng đường mòn, lối mở trên biên giới phía Bắc để vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc chưa được phép lưu hành để đưa vào tiêu thụ trong lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, đường mòn, lối mở bị ngăn chặn nên các đối tượng chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới phía Nam, nhất là phía Tây Nam và một số cửa khẩu ở miền Trung sau đó đưa ngược ra phía Bắc tiêu thụ.
Theo ông Nguyễn Đức Lê, quản lý thị trường xác định việc đấu tranh, ngăn chặn thực phẩm bẩn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, lực lượng sẽ tăng cường quản lý địa bàn, nắm tình hình nhanh chóng, kịp thời phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, quản lý thị trường sẽ kết hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm minh hành vi phạm pháp nhằm đảm bảo cho người dân sử dụng thực phẩm an toàn mùa lễ hội.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Siết chặt kiểm soát về an toàn thực phẩm mùa lễ hội
16:30' - 26/02/2024
Nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tăng cường kiểm tra kiểm soát địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống
07:42' - 21/11/2024
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gây áp lực lên giá dầu.