Ngân hàng Nhà nước dự thảo giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự thảo Thông tư về cơ bản kế thừa quy định của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); trong đó, các khoản nợ được cơ cấu là các khoản dư nợ gốc và lãi trên cơ sở đề nghị của khách hàng và khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
Theo đó, về cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, dự thảo Thông tư quy định, tổ chức tín dụng, được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: có nợ phát sinh trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023 được tổ chức tín dụng, đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Khách hàng được tổ chức tín dụng, đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. Thời gian cơ cấu nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được quy định tại dự thảo Thông tư là từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết 31/12/2023.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho tổ chức tín dụng, dự thảo quy định các tổ chức tín dụng, phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 50% và trích lập đủ 100% số tiền dự phòng phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2023.
Đồng thời, dự thảo quy định, lãi phải thu của các khoản nợ này tổ chức tín dụng, không hạch toán vào lãi dự thu mà theo dõi ngoại bảng, khi thu được mới được hạch toán thu nhập. Quy định này nhằm ngăn chặn việc tổ chức tín dụng, lợi dụng chính sách để trục lợi.
Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của chính sách, trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, kế thừa quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, dự thảo Thông tư này có bổ sung thêm phụ lục 02 để thống kê số lượng khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và số khách hàng không được áp dụng chính sách này.
Ngân hàng Nhà nước đánh giá, dự thảo Thông tư này nếu ban hành sẽ có tác động tích cực trong tháo gỡ khó khăn về dòng tiền thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tương tự như đã triển khai trong giai đoạn dịch COVID-19.
Nhờ đó, các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, chưa có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng, đúng thời hạn đã thỏa thuận có thể được kéo dài thời gian trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ xấu. Theo Ngân hàng Nhà nước việc được duy trì, giữ nguyên nhóm nợ, doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục vay vốn phục hồi, duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn để trả nợ ngân hàng, tạo công ăn việc làm cũng như tiếp tục đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Do chính sách được thực hiện từ nguồn lực của chính tổ chức tín dụng, không sử dụng nguồn chi từ ngân sách nhà nước nên không ảnh hưởng tới cân đối ngân sách cũng như không tác động tới sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Ngoài ra, quá trình thiết kế chính sách được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo đảm tổ chức tín dụng, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ (trích lập 100% như trường hợp chuyển nhóm nợ sau khi cơ cấu), tạo bộ đệm tài chính xử lý khi phát sinh rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, việc cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ xấu tuy giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận tín dụng song cũng sẽ mở rộng quy mô dư nợ cấp tín dụng và làm gia tăng mức độ rủi ro tín dụng tập trung vào các khách hàng có mức độ rủi ro cao và tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến ban hành Thông tư về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ trong tháng 4/2023, từ đó tạo tác động tích cực trong tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp.
Ông Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính cho rằng, dự thảo giúp các ngân hàng có cơ sở về mặt pháp lý để có thể giãn, hoãn, khoanh các nhóm nợ cho các doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, thời hạn cơ cấu nợ trong vòng 12 tháng là khoảng thời gian ngắn nên cần mở rộng thời hạn và đối tượng được cơ cấu nợ để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn do sự guy giảm từ kinh tế toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải thiết kế hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp
20:56' - 22/04/2023
Chiều 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp để rà soát, thúc đẩy việc ban hành ngay hai Thông tư quan trọng liên quan lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều khoản vay đóng tàu 67 có nguy cơ khó thu hồi
15:38' - 18/04/2023
Nhiều khoản vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang có mức nợ xấu cao, nguy cơ khó thu hồi nợ.
-
Doanh nghiệp
Gỡ khó để doanh nghiệp lâm, thủy sản sẵn sàng khi thị trường hồi phục trở lại
14:30' - 13/04/2023
VIFOREST đề xuất có chính sách cho doanh nghiệp giãn nợ đến hạn từ 6 - 12 tháng; có gói tín dụng đặc thù từ Ngân hàng Chính sách xã hội để doanh nghiệp trả lương công nhân năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp?
10:45' - 07/04/2023
Nhằm tháo gỡ khó khăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ, giảm chi phí doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc đa dạng hóa dịch vụ mua sắm và tài chính cho người nước ngoài
17:54'
Trước sự gia tăng nhanh chóng của cộng đồng người nước ngoài tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước này đang đẩy mạnh mở rộng các dịch vụ mua sắm và tài chính dành riêng cho nhóm cư dân này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Loạt ngân hàng mở hầu bao “thưởng lớn” cho cổ đông
10:07'
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm 2025 đã chứng kiến một làn sóng ngân hàng thương mại quyết định "mở hầu bao", chi hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cuộc đua lợi nhuận ngân hàng quý I/2025: Những cái tên mới vươn lên top đầu
14:18' - 01/05/2025
Tính chung toàn ngành ngân hàng, lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt trên 82.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ – một con số tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu
08:15' - 01/05/2025
Căng thẳng thuế quan toàn cầu leo thang và bối cảnh chính trị thay đổi ở Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã khiến nhiều người Mỹ cân nhắc các lựa chọn đầu tư thay thế.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB lo ngại tác động suy thoái từ chiến tranh thương mại toàn cầu
09:30' - 30/04/2025
Các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07' - 29/04/2025
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47' - 29/04/2025
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025