Ngân hàng Nhà nước: Không chấp nhận các loại tiền ảo tại Việt Nam
Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, trên thực tế vẫn còn có doanh nghiệp thực hiện huy động vốn bằng tiền ảo thời gian qua. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo.
Sau đó, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án, trình Chính phủ. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong số đó, bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Bộ Tài chính cũng vừa có quyết định thành lập Tổ nghiên cứu của Bộ Tài chính về tài sản ảo, tiền ảo.
Theo đó, Tổ nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Tổ nghiên cứu gồm 9 thành viên, do ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước làm tổ trưởng. Các thành viên còn lại thuộc Ủy ban Chứng khoán, Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế), Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì “Tiền ảo là một loại tiền số (digital money) không có quản lý, được tạo bởi những người tạo lập - phát triển cũng thường là người kiểm soát. Nó được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.
Tiền ảo thường gắn liền với khái niệm cộng đồng ảo (virtual communities) - là những nơi trong mạng không gian ảo mà các cá nhân tương tác với nhau. Sự phổ biến của cộng đồng ảo trong những năm gần đây gắn liền với những tiến bộ công nghệ và việc sử dụng Internet ngày càng nhiều trong mọi mặt của đời sống.
Trong một vài trường hợp, những cộng đồng này tự tạo và lưu hành những đồng tiền của riêng mình để trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà họ cung ứng, qua đó tạo ra chức năng phương tiện trao đổi và đơn vị đo lường giá trị cho chính cộng đồng ảo đó.
Về mặt kỹ thuật, tiền ảo là kết quả của sự kết hợp nhiều thành tựu ở những lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhưng không giới hạn ở khoa học điện toán (P2P networking), khoa học mật mã (các hàm hash mã hóa, chữ ký số)./.
- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nước
- tiền ảo
- vụ thanh toán
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kiến nghị áp mã số HS máy đào tiền ảo
17:09' - 16/10/2018
Bộ Công Thương vừa có Tờ trình số 7929/TTr-BCT về việc quản lý nhập khẩu máy dữ liệu tự động khai thác tiền ảo có mã phân loại HS 8471.80.90.
-
Xe & Công nghệ
Mất sạch tiền trong tài khoản khi tham gia hoạt động tiền ảo đa cấp
08:03' - 16/09/2018
Nhiều công ty hoạt động theo hình thức đa cấp, kinh doanh tiền ảo đã đến Đắk Nông lôi kéo người dân tham gia huy động tiền để hưởng lãi suất cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch vốn cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
21:47' - 28/05/2022
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 652/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc
21:34' - 28/05/2022
Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên sẽ có sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ phát triển kinh tế
19:30' - 28/05/2022
Hưng Yên sở hữu tiềm năng phát triển với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng nhiều làng nghề nổi tiếng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra các công trình hạ tầng giao thông, du lịch ở Hòa Bình và Sơn La
18:05' - 28/05/2022
Ngày 27, 28/5, trong chương trình công tác tại Sơn La, dự Festival Trái cây và sản phẩm OCOP..., Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra, khảo sát các công trình hạ tầng chiến lược ở Hòa Bình và Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẵn sàng cho Diễn đàn phát triển đường bay châu Á - Routes Asia 2022
16:13' - 28/05/2022
Từ 4-8/6 sẽ diễn ra Diễn đàn phát triển đường bay châu Á-Routes Asia 2022 tại thành phố Đà Nẵng thu hút khoảng 450 đại biểu đến từ hơn 200 đơn vị, tổ chức quốc tế về hàng không ở khắp các khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh làm rõ nhiều nội dung của dự án đường Vành đai 3
12:01' - 28/05/2022
Vành đai 3 TPHCM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương tuyến đi qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát các dự án FDI có diện tích đất sử dụng từ 50 ha trở lên
11:44' - 28/05/2022
Đối tượng rà soát thuộc các dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 100 triệu USD trở lên; dự án có diện tích đất sử dụng từ 50 ha trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng, giải ngân vốn FDI tăng cao
11:26' - 28/05/2022
Tính đến ngày 20/5/2022, tổng vốn FDI trong 5 tháng đầu năm giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021 khi đạt 11,71 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
07:10' - 28/05/2022
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.