Ngân hàng phương Tây đối mặt với áp lực duy trì dịch vụ tại Nga
Các ngân hàng toàn cầu bao gồm Citigroup Inc, JPMorgan Chase & Co và Societe Generale (SocGen) đang phải đối mặt với áp lực cam kết duy trì vai trò ngân hàng lưu ký ở Nga, giữa lúc các đối thủ và quỹ đầu tư lo ngại rằng họ có thể mất các dịch vụ quan trọng trong hoạt động đầu tư trong tương lai ở nước này.
Các thương nhân, chủ ngân hàng và giám đốc điều hành từ ba tổ chức tài chính khác chia sẻ rằng họ đang hoặc đã thay mặt khách hàng tìm kiếm sự đảm bảo về kế hoạch dài hạn của mỗi ngân hàng đối với các hoạt động kinh doanh lưu ký tại Nga. Các ngân hàng lưu ký đều có bộ phận trông coi tài sản cho khách hàng và tính phí dịch vụ này.Một nguồn tin ngân hàng có trụ sở tại London (Anh) cho biết họ đã liên lạc hàng tuần với các nhà điều hành cấp cao của Citibank Moskva về tình hình kinh doanh lưu ký của họ. Nguồn tin cho biết khách hàng của họ đang chờ được giao dịch cổ phiếu Nga khi Sở giao dịch Moskva (MOEX) mở cửa trở lại, nhưng họ cần đảm bảo việc có các ngân hàng lưu ký phương Tây tại chỗ.
Theo nguồn tin, các quản lý cấp cao của Citigroup cho biết họ sẽ phục vụ khách hàng sao cho phù hợp với các lệnh trừng phạt. Một nhân viên ngân hàng thứ hai có trụ sở tại New York (Mỹ) cho hay, ông đã có được sự bảo đảm từ ngân hàng SocGen (Pháp) rằng họ sẽ "giữ vững lập trường" để ngân hàng của ông có thể đáp ứng các nghĩa vụ lưu ký đối với khách hàng. Nguồn tin cho biết SocGen đảm bảo rằng họ sẽ làm được điều này, ít nhất là trong thời gian tới. JPMorgan Chase & Co cũng cung cấp các dịch vụ lưu ký tương tự từ chi nhánh ở Moscow. Ngân hàng cũng nhận được các câu hỏi về tình hình kinh doanh dịch vụ này từ các khách hàng của mình. Trước đó, JPMorgan đã khẳng định họ sẽ tiếp tục hoạt động như một ngân hàng lưu ký cho các khách hàng. Bank of New York Mellon Corp cũng đưa ra cam kết sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ lưu ký tài sản tại Nga. Trước đó, Citigroup và SocGen đã công bố kế hoạch cắt giảm đáng kể các hoạt động ở Moskva, như một phần của chương trình trừng phạt của phương Tây liên quan đến tình hình tại Ukraine (U-crai-na) nhằm cô lập Nga về mặt kinh tế. Cả hai ngân hàng đều cho biết họ sẽ hỗ trợ khách hàng của mình với các hoạt động phức tạp như bán đi hoặc giảm mức tiếp xúc đối với tài sản tại Nga, đồng thời cho biết việc rút lui sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện. Nhưng cả hai đều không đưa ra tuyên bố công khai về triển vọng các dịch vụ lưu ký của mình, điều khiến một số khách hàng lo ngại. Nếu các ngân hàng quyết định bỏ qua dịch vụ lưu ký của họ ở Moskva, nhiều nhà đầu tư phương Tây đang nắm giữ cổ phiếu hoặc trái phiếu Nga sẽ phải tìm kiếm một ngân hàng khác để lưu ký những tài sản đó. Những người khác muốn tận dụng các đợt tăng giá trên thị trường tài chính khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ cũng khó có thể theo đuổi kế hoạch này. Hồi đầu tháng Ba, SocGen đã cảnh báo các bên liên quan rằng họ có thể bị tước quyền sở hữu đối với hoạt động kinh doanh của mình ở Nga trong một "kịch bản cực đoan". Trong khi đó, Citigroup ban đầu cho biết họ sẽ hạn chế hoạt động kinh doanh ở Nga sau khi căng thẳng giữa nước này và Ukraine trở thành xung đột quân sự. Nhưng đến ngày 14/3, họ cho biết sẽ đẩy nhanh và mở rộng phạm vi rút lui khỏi thị trường này bằng cách từ bỏ các khách hàng tổ chức và quản lý tài sản của mình ở Nga./.>>>Thách thức gia tăng khi Nga kêu gọi thanh toán khí đốt bằng đồng ruble
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Người nước ngoài bị cấm bán cổ phiếu của Nga khi thị trường này mở lại một phần
20:19' - 24/03/2022
Theo Sở giao dịch Moskva, đến ngày 1/4, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động để giảm nghĩa vụ tài chính của họ, bao gồm các hợp đồng repo và giao dịch với các công cụ phái sinh.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Nga biến động lớn trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại
18:27' - 24/03/2022
Ngày 24/3, sàn giao dịch chứng khoán Moskva đã hoạt động trở lại sau một tháng tạm ngừng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế châu Á có gì thay đổi sau căng thẳng Nga-Ukraine?
17:44' - 24/03/2022
Căng thẳng Nga-Ukraine càng kéo dài càng khiến giá dầu biến động. Với sự biến động của giá dầu, tác động đến nền kinh tế châu Á có thể thay đổi “khá nhiều”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ sẽ ngừng sản xuất đồng 1 cent
15:40'
Tờ USA Today ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang giảm sản xuất đồng penny (đồng xu 1 cent) và cuối cùng sẽ ngừng đưa đồng xu này ra lưu hành.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài sản số Hàn Quốc tăng trưởng bùng nổ
06:00'
Các quan chức cho rằng sự gia tăng cả về số lượng người dùng và tổng tài sản nắm giữ là do giá tiền điện tử tăng trên toàn cầu, nhờ các yếu tố như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
08:10' - 22/05/2025
Người tiêu dùng mang theo ít tiền mặt hơn, hoặc hoàn toàn không mang tiền mặt khi ra ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực bủa vây, đồng USD khó tránh khỏi đà suy yếu
07:45' - 21/05/2025
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng
11:34' - 20/05/2025
Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động
09:06' - 20/05/2025
Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:24' - 19/05/2025
Thủ tướng yêu cầu triển khai Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.