Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ Latinh
Ngày 7/4, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Mỹ Latinh và Caribe từ 2,6% xuống 2,3% do lo ngại tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, lạm phát tăng cao và các tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong số những cải cách cần thiết, WB đặc biệt đề cập đến khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và đổi mới. Các chuyên gia của WB cho rằng những khoản đầu tư quan trọng nhất nên được tài trợ thông qua chi tiêu hiệu quả hơn và thu thuế cao hơn.
Theo báo cáo của WB, Mỹ Latinh và Caribe đã mất tương đương 1,7% GDP hàng năm do các thảm họa liên quan đến khí hậu trong hai thập kỷ qua và khoảng 5,8 triệu người dân khu vực này có thể rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030. Trong năm nay, WB dự đoán các quốc gia Mỹ Latinh có tăng trưởng GDP cao nhất sẽ là Panama (6,5%) và Cộng hòa Dominica với 5%, theo sau là Colombia với 4,4%, Ecuador với 4,3% và Argentina với 3,6%. Mexico sẽ có mức tăng GDP là 2,1% và kinh tế Brazil chỉ tăng 0,7%. Trong khu vực Caribe, nền kinh tế Guyana được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 47,9% trong năm nay và Barbados là 11,2%. Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Carlos Felipe Jaramillo, nhận định Mỹ Latinh và Caribe đang trên con đường phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng hậu quả lâu dài vẫn tồn tại và các quốc gia sẽ phải thực hiện các cải cách sâu rộng.Ông Jaramillo chỉ ra rằng: “Về lâu dài, những thách thức của biến đổi khí hậu sẽ còn cấp bách hơn, buộc chúng ta phải khẩn trương hướng tới một chương trình nghị sự tăng trưởng xanh hơn, bao trùm hơn và nâng cao năng suất”.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Mỹ Latinh và Caribe, William Maloney, nêu bật những “lợi thế xanh to lớn” mang lại cho khu vực cơ hội tạo ra các ngành công nghiệp và xuất khẩu mới, bao gồm tiềm năng về năng lượng tái tạo, trữ lượng lithium và đồng lớn, cùng nhiều tài nguyên khoáng sản, các yếu tố "ngày càng được coi trọng trong một thế giới mà sự nóng lên toàn cầu và an ninh năng lượng là trung tâm". Từ góc độ này, WB gợi ý các chính sách định giá thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ các-bon thấp hiện có, ví dụ thông qua các cải cách trong trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, thiết lập thuế các-bon và các chương trình thương mại hóa phát thải./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phi carbon hóa nền kinh tế Mỹ Latinh sẽ tạo 15 triệu việc làm mới
08:56' - 04/04/2022
Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), việc thực hiện chính sách tài khóa nhằm mục đích phi carbon hóa nền kinh tế của Mỹ Latinh và Caribe có thể tạo ra 15 triệu việc làm vào năm 2030.
-
Tài chính
Giá trị các đồng nội tệ và thị trường chứng khoán Mỹ Latinh giảm mạnh
09:51' - 17/03/2022
Hầu hết các loại tiền tệ và thị trường chứng khoán ở Mỹ Latinh đều giảm mạnh trong các phiên giao dịch vào những ngày qua.
-
DN cần biết
Thị trường M&A Mỹ Latinh trên đà hồi phục
12:23' - 16/03/2022
Trong hai tháng đầu năm 2022, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Mỹ Latinh đã ghi nhận 490 giao dịch thành công với giá trị lên đến 13,762 tỷ USD, tăng 14% về số giao dịch so với cùng kỳ năm 2021.
-
Tài chính
IMF cảnh báo lạm phát tại Mỹ Latinh có thể sẽ tồi tệ hơn
09:33' - 11/03/2022
Giờ đây khi giá năng lượng toàn cầu tăng vọt bắt nguồn từ cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, tình trạng lạm phát hiện nay tại Mỹ Latinh có thể sẽ tồi tệ hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38'
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương
09:14' - 18/05/2025
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 17/5, trao đổi quan điểm xung quanh cuộc hòa đàm về xung đột Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách tốt nhất
16:44' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết Quốc hội).
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc Fed cảnh báo chính sách thương mại "phủ bóng" kinh tế Mỹ
13:18' - 16/05/2025
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michael Barr cảnh báo các chính sách thương mại đã phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản đề xuất luật mới hạn chế Google và Apple toàn quyền kiểm soát kho ứng dụng
08:00' - 16/05/2025
Đây cũng là một phần trong nỗ lực của Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản nhằm hạn chế hành vi độc quyền của hai "ông lớn" Google và Apple.