Ngân hàng Trung Quốc nỗ lực giảm nợ xấu

13:07' - 10/04/2023
BNEWS Trong mùa báo cáo thu nhập gần đây, các ngân hàng Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Hong Kong (Trung Quốc) đã gửi đi tín hiệu tích cực về chất lượng tài sản.

Theo cơ quan quản lý đại lục, năm ngoái, các ngân hàng đã bán khoản nợ xấu, với trị giá 2.700 tỷ NDT (392 tỷ USD).

 

Một biện pháp khác được các ngân hàng sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu là chứng khoán hóa, trong đó các khoản tín dụng được sử dụng để bán trái phiếu cho nhà đầu tư.

China Zheshang Bank, một ngân hàng có trụ sở tại Hàng Châu, cho biết họ đã chứng khoán hóa 2,83 tỷ NDT nợ xấu trong năm 2022, tương đương 14% tổng số nợ và đã chuyển 4,89 tỷ NDT khác của các khoản nợ xấu sang các công ty quản lý tài sản.

Trong quá trình này, tỷ lệ nợ xấu của China Zheshang năm 2022 đã giảm 0,06 điểm phần trăm xuống 1,47%.

Chủ tịch China Zheshang Bank, Zhang Rongsen, cho biết tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã giảm lần đầu tiên sau 5 năm và đây là xu hướng tích cực đáng chú ý về chất lượng tài sản.

Niềm tin vào sự ổn định của các ngân hàng Trung Quốc cũng được củng cố nhờ nhận định các cơ quan chính phủ sẽ hỗ trợ nếu họ gặp rắc rối.

Tuy nhiên, ngay cả khi thanh lý, nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức 4,19 tỷ NDT vào cuối năm ngoái, tăng 3% so với cuối năm 2021.

Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã cách gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với một số ngân hàng. China Great Wall Asset Management, một trong bốn ngân hàng lớn nằm trong danh sách "xấu" đã bị Fitch Ratings đưa vào diện theo dõi tín dụng hôm 3/4.

Trong khi đó, Moody's Investors Service thông báo xem xét hạ bậc xếp hạng của China Huarong Asset Management hôm 23/3.

David Jinhua Yin, chuyên gia của Moody's tại Hong Kong, cho biết công tác quản lý rủi ro tại Huarong vẫn yếu kém khi công ty này báo lỗ ròng 27,58 tỷ NDT hồi năm ngoái, trái với khoản lãi 378 triệu NDT năm 2021./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục