Ngành da giày cần làm gì để tận dụng cơ hội từ EVFTA?
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết. Nhận định về triển vọng phát triển của ngành trong thời gian tới, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, đặc biệt Hiệp định EVFTA sẽ là động lực tốt cho tăng trưởng của ngành.
Theo Lefaso, ngành giày dép Việt Nam đang là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trong năm 2013 chỉ đạt 8,4 tỷ USD và tăng vọt lên 19,5 tỷ USD vào năm 2018. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 7,11 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2018. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, ngành da giày Việt Nam vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống. Đơn cử, tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam.Mặt khác, khi EVFTA được ký kết hoạt động xuất khẩu da giày vào EU sẽ có nhiều thuận lợi và theo đó, thuế suất giảm sẽ về 0%; trong đó, mức thuế sản phẩm chủ lực giày thể thao (chiếm tới 2/3 tổng lượng giày xuất khẩu vào EU) sẽ giảm ngay chứ không chịu mức bảo hộ 7 năm như giày da.
So với các đối thủ cạnh tranh khác, sản phẩm giày, dép của Việt Nam sẽ được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5 - 4,2% khi xuất khẩu vào EU nên tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. Quy tắc xuất xứ áp dụng như Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cũng khá thuận lợi nên chắc chắn dòng đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam sẽ rất nhiều và vấn đề chỉ còn là doanh nghiệp trong nước sẽ đón nhận cơ hội từ Hiệp định này ra sao. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, điều quan trọng được các doanh nghiệp ngành da giày quan tâm và chờ đợi nhiều khi EVFTA có hiệu lực chính là đa phần các dòng thuế giảm về 0% (trong vòng 7 năm). Việc này tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giầy dép vào EU.Đặc biệt, về phần điều kiện, nếu như dệt may gặp khó bởi quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”, thì những yêu cầu của EU trong EVFTA lại giúp cho da giày “rộng cửa” hơn. EVFTA cho phép các doanh nghiệp da giày Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chỉ yêu cầu từ khâu giặt, may, lắp ráp, đóng gói là phải thực hiện tại Việt Nam.
Mặt khác, khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để hưởng ưu đãi theo xuất xứ. Nhờ đó, Việt Nam có thể cải thiện được nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Bà Phan Thị Thanh Xuân bày tỏ, cơ hội từ EVFTA cũng đồng nghĩa với nỗ lực để đón nhận hưởng lợi từ phía doanh nghiệp da giày Việt Nam. Ngay từ lúc này, doanh nghiệp phải có sự đầu tư tương ứng chuẩn bị tiếp nhận đơn hàng lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao và thời gian giao hàng. Có như vậy, sức bật của ngành giày da xuất khẩu sẽ không chỉ dừng lại con số tăng trưởng trên 10% như năm 2018. Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi sách Việt Nam cho biết, mặc dù cơ hội là rất lớn, song ngành da giày của Việt Nam cũng đối diện với những thách thức không hề nhỏ khi tham gia vào các sân chơi lớn. Điều đầu tiên phải kể đến là tỷ lệ sản xuất gia công của ngành da giày Việt Nam còn cao, chiếm tới 70%, nên lợi nhuận thấp và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp. Mặt khác, các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía EU cùng với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và tuân thủ các thủ tục để được hưởng lợi thuế FTA cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp đến, dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nhưng thị phần xuất khẩu lại hầu hết đang nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới trên 80% trong tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành.Nguyên nhân xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI liên tục tăng cao là do các doanh nghiệp này mở rộng công suất và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội được giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do.
Trong khi đó, ngành da giày trong nước vẫn đang có những điểm yếu cơ bản như: thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu năng lực quản trị và năng suất lao động thấp. Năng suất bình quân của lao động tại các nhà máy da giày Việt Nam hiện nay chỉ bằng 60 - 70% năng suất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Với mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sẽ đạt 54 tỷ USD, ngành da giày Việt Nam được khuyến cáo là phải biết tận dụng tối đa mọi lợi thế của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là EVFTA. Để làm được điều này, theo Lefaso, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên mức 60% để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA; đồng thời, giúp giảm các chi phí về logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, dây chuyền, máy móc cũ với công suất thấp cũng là yếu tố cần được cải thiện để da giày Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Để giải quyết khó khăn này, các doanh nghiệp trong ngành đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí như áp dụng sản xuất tinh gọn. Đồng thời, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được các vấn đề về môi trường, lao động, nâng cao tự động hóa trong sản xuất và có những sản phẩm đặc trưng. Cùng với đó, để tránh bị động, sản xuất theo chỉ định của đối tác khi tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động trong chuỗi liên kết nội địa, phát triển thị trường trong nước. Năm 2019 ngành da giày dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 10%, kim ngạch xuất khẩu đạt 21,5 tỷ USD, tăng thêm 2 tỷ USD so với thực hiện của 2018./. Xem thêm:>>Ngành da giày năm 2019: Giữ tốc độ tăng trưởng 10%
>>Biti’s ứng dụng công nghệ thông minh vào sản phẩm giày dép
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mexico sẽ áp thuế nhập khẩu đến 30% với sản phẩm dệt may và da giày
09:12' - 02/03/2019
Mexico thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25%-30% đối với các sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với quốc gia này.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019 xuất khẩu ngành da giày sẽ tăng nhờ khối ngoại?
21:57' - 26/12/2018
Đầu tư của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2018 - 2019 để tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may và da giày kỳ vọng gì từ Hiệp định CPTPP?
16:02' - 12/11/2018
Tới đây khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực sẽ tạo cú hích lớn cho các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam; trong đó, dệt may và da giày được cho là có lợi hơn cả.
-
Doanh nghiệp
EVFTA - Chất xúc tác cho xuất khẩu dệt may và da giày
10:27' - 09/11/2018
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực tới đây sẽ tạo cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị trường; trong đó, có ngành dệt may và da giày.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Những vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may và da giày
13:12' - 19/07/2018
Về cơ bản, các đơn hàng xuất khẩu trong năm 2018 đã được ký kết trước thời điểm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc có nguy cơ sụp đổ do thiếu vốn
08:00'
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu vốn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59' - 18/04/2025
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56' - 18/04/2025
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35' - 18/04/2025
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10' - 18/04/2025
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46' - 18/04/2025
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.