Ngành dệt may Campuchia sẽ chịu thiệt hại lớn nếu EU áp đặt trừng phạt thương mại
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các lệnh trừng phạt thương mại sẽ khiến các thương hiệu thời trang phải tìm lực lượng sản xuất ở nơi khác do lo ngại các nhóm công đoàn.
Hiện tại, Campuchia đang được hưởng ưu đãi từ chương trình Tất cả hàng hóa trừ vũ khí (EBA) từ năm 2001, cho phép 49 quốc gia nghèo nhất thế giới xuất khẩu miễn thuế vào các thị trường thuộc khối EU, tương tự một phần của Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP).
Tuy nhiên, ngày 11/2/2019, EU đã tuyên bố Campuchia có thể không được hưởng chế độ ưu đãi do vi phạm các tiêu chuẩn của khối trong các lĩnh vực cơ bản.
Điều này sẽ gây tác động nghiêm trọng cho ngành dệt may, ngành lớn nhất của Campuchia với lực lượng lao động hơn 700.000 người, tạo ra 7 tỷ USD mỗi năm, trong đó, thị trường EU chiếm 45% giá trị trong năm 2018.
Con số này sẽ bị thu nhỏ sau khi EU bắt đầu một quá trình áp dụng thuế quan mới vào tháng 8/2020. Việc áp thuế trở lại sẽ dẫn đến hậu quả tài chính mà ít doanh nghiệp quốc tế nào sẵn sàng chấp nhận. Theo hãng tin Reuters, một số doanh nghiệp tại Campuchia đã lên kế hoạch rời khỏi nước này.
David Savman, người phụ trách sản xuất tại Công ty thời trang H&M của Thụy Điển với khoảng 50 nhà máy ở Campuchia, đã xác nhận rằng công ty sẽ thu hẹp quy mô kinh doanh nếu lợi ích thương mại tại quốc gia Đông Nam Á chấm dứt. Nguồn cung ứng thay thế có thể là Trung Quốc và Indonesia.
Theo đánh giá của Khun Tharo, Điều phối viên chương trình của Trung tâm Liên minh Quyền con người và Lao động, khoảng 90.000 người lao động, tương đương gần 13%, có thể mất việc làm và họ sau đó có thể sẽ phải làm việc tại “các ngành công nghiệp giải trí hoặc dịch vụ, tại các quán bar và tiệm mát xa”.
Một giải pháp khác sẽ là di cư sang Thái Lan, nơi ước tính có 2 triệu người Campuchia đang làm việc. Đa số trong số họ không có giấy tờ và rất dễ bị bắt làm nô lệ thời hiện đại. Dù bằng cách nào, những rủi ro nghiêm trọng sẽ xảy ra.
Trong đó, công nhân dệt may và gia đình họ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hồi đầu tháng này, tổ chức phi lợi nhuận Mekong Future Initiative (MFI) đã công chiếu bộ phim tài liệu ngắn nói về hoàn cảnh của nữ công nhân dệt may Sek Hong có thâm niên nghề may từ năm 1997.
Người xem thấy rằng việc nữ công nhân mất việc làm sẽ ảnh hưởng đến không chỉ bản thân cô mà còn cả gia đình, người cha già, cậu con trai đang đi học và những người xung quanh như giáo viên dạy học, tài xế xe buýt, người bán rau và người kinh doanh khác nơi Sek Hong sinh sống. Tất cả sẽ thay đổi nếu Sek Hong mất việc làm./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu giày dép và đồ lữ hành của Campuchia tăng mạnh
12:02' - 18/11/2019
Điều chỉnh GSP có hiệu lực từ tháng 7/2016 đã dỡ bỏ thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm phục vụ lữ hành có gắn mác xuất xứ Campuchia như vali, balô, túi xách và ví.
-
Chuyển động DN
H&M xem xét rời Campuchia vì lo ngại EU rút EBA
09:38' - 18/11/2019
H&M sẽ giảm hoạt động tại Campuchia nếu EU ngừng Thỏa thuận ưu đãi thuế quan Tất cả hàng hóa trừ vũ khí dành cho nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia sắp cấm đồ nhựa sử dụng một lần
12:01' - 15/11/2019
Bộ Môi trường Campuchia đang chuẩn bị ra thông tư cấm nhập khẩu và sản xuất đồ nhựa sử dụng một lần nhằm giảm tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia trữ nước để phát điện trong mùa khô
11:33' - 15/11/2019
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trấn an người dân rằng nước này đang trữ 100% lượng nước ở các đập thủy điện để phát điện trong mùa khô.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch phát triển chiến lược của Campuchia trị giá 60 tỷ USD
10:12' - 08/11/2019
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ngày 7/11 đã phát động Kế hoạch Phát triển Chiến lược quốc gia trong 5 năm (2019-2023), trị giá 60 tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Lượng du khách quốc tế đến Campuchia tăng mạnh
12:38' - 04/11/2019
Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon ngày 4/11 cho biết nước này đã đón 4,81 triệu lượt du khách nước ngoài trong giai đoạn từ tháng 1-9/2019, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.