Ngành dệt may nắm bắt cơ hội xuất khẩu khẩu trang
Đồng thời giải đáp các quy định về xuất khẩu khẩu trang và thiết bị y tế vào Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 đạt 10,64 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Trương Văn Cẩm mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành. Con số giảm mạnh phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này. Trước tình trạng doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng, công nhân không có việc làm, áp lực trả lương cho người lao động đè nặng, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã gửi các văn bản kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan đề nghị có các giải pháp tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng khẳng định, với tác động của dịch COVID-19, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn; trong đó, có các doanh nghiệp dệt may.Nhưng các doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trong nước và chuyển sang xuất khẩu, qua đó góp phần đem lại thu nhập, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Từ đầu năm đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong, Singapore... Mới đây, với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2020, khẩu trang các loại, bao gồm cả khẩu trang vải và khẩu trang y tế, đã được tự do xuất khẩu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, khẩu trang, cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không có các chứng chỉ phù hợp, hàng hóa có thể bị khó khăn khi nhập khẩu, thậm chí bị trả lại. Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã lúng túng khi muốn xin cấp chứng nhận CE và FDA là những tiêu chuẩn phổ biến ở EU và Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các chuyên gia trong ngành giới thiệu những khái niệm cơ bản, thông tin về quy trình và các bước thực hiện, về tổ chức đánh giá sự phù hợp có thẩm quyền trong việc cấp chứng nhận CE và FDA. Theo các chuyên gia, tiêu chuẩn FDA chính là những quy định nghiêm ngặt, khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tiêu chuẩn FDA chính là những kết luận đưa ra, giám sát mức độ an toàn cho những sản phẩm nằm trong danh mục quản lý của mình và lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ.FDA cũng giám sát độ an toàn của tất cả các sản phẩm từ nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu không có giấy chứng nhận FDA và tuân thủ quy định của FDA thì sản phẩm đó sẽ không được lưu hành tại thị trường Hoa Kỳ.
Trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp về tiêu chuẩn CE để xuất khẩu khẩu trang sang EU, các chuyên gia giải thích, khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ và bảo vệ môi trường của EU. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ về sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm phải có dấu CE. Dấu CE chỉ bắt buộc đối với các sản phẩm có thông số kỹ thuật của EU. Một số sản phẩm phải tuân theo nhiều yêu cầu của EU cùng một lúc. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang thường thì không cần nhãn CE, nếu xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế thì cần nhãn CE. CE viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE. Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Công nhân ngành may mặc Campuchia "lao đao" vì bị hủy đơn hàng
13:21' - 08/04/2020
Hiệp hội các Nhà sản xuất Hàng may mặc Campuchia (GMAC) thừa nhận gần 60% các nhà máy chịu ảnh hưởng nặng nề vì các hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may bị hủy trong mùa dịch COVID-19.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp dệt may linh hoạt ứng phó dịch COVID-19
16:08' - 02/04/2020
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, với hơn 120 nghìn nhân sự, quỹ chi lương khổng lồ mỗi tháng đang đứng trước những rủi ro lớn khi nhiều khách hàng đã hủy, tạm hoãn đơn hàng.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Ngành dệt may với nhiều giải pháp ứng phó
19:42' - 25/03/2020
Ngày 25/3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cuộc họp trực tuyến với 22 đơn vị thành viên và cơ quan điều hành Tập đoàn để đề ra giải pháp ứng phó với dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.