Ngành điều Việt Nam duy trì vị trí xuất khẩu số 1 thế giới
Trong bối cảnh toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, ngành điều Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì thứ hạng cao nhất này.
* Nước xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới
Trong 30 năm qua, từ một quốc gia xuất khẩu điều thô với số lượng ít ỏi, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều hàng đầu trên thế giới.
Theo thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam - Vinacas, nếu như năm 1990, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu nhân điều với khối lượng 286 tấn, đạt giá trị 1,4 triệu USD, thì đến năm 1995, lượng nhân điều xuất khẩu đã đạt 15.000 tấn, trị giá 90 triệu USD.
Năm 1996, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu nhân điều đạt mốc 110 triệu USD. Năm 2004, lần đầu tiên lượng nhân điều xuất khẩu đạt hơn 105 nghìn tấn tương đương với trị giá xuất khẩu là 436 triệu USD.
Đến năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Ấn Độ vươn lên đứng vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều khi đạt gần 127 nghìn tấn, trị giá 504 triệu USD.
Trong 15 năm liền, từ 2006-2020, kể cả trong những thời điểm đầy khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều và hoàn toàn làm chủ công nghệ và thiết bị chế biến.
Từ năm 2017 đến nay, Việt Nam trở thành trung tâm chế biến và xuất nhập khẩu điều số 1 thế giới, chiếm hơn 50% lượng điều thô chế biến.
Năm 2020, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, nhưng xuất khẩu hạt điều vẫn đạt gần 515 nghìn tấn, trị giá 3,21 tỷ USD, tăng 13% về lượng, nhưng giảm 2,3% về trị giá so với năm 2019.
Theo Vinacas, trong 30 năm, từ năm 1990 đến hết năm 2020, ngành điều đã xuất khẩu trên 4,6 triệu tấn nhân điều, với tổng giá trị ước đạt hơn 31 tỷ USD.
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch VINACAS cho biết, lợi thế lớn nhất của ngành điều Việt Nam chính là công nghệ chế biến tiên tiến nhất thế giới do người Việt sản xuất.
Từ khi hình thành ngành chế biến điều đến nay, công nghệ và thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên trong thời gian không dài, ngành điều đã phát triển đầy ấn tượng.
Đặc biệt trong 10 năm qua, nhờ áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, tự động hóa ngành chế biến nhân điều đã giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra trước đó như khan hiếm lao động, ô nhiễm môi trường đến quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà các nước nhập khẩu điều nhân rất quan tâm.
Ông Phạm Văn Công nhấn mạnh, từ khởi điểm thấp, đi sau nhiều nước, ngành điều trở thành một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Xuất khẩu điều thu về hơn 31 tỷ USD. Đó là con số đầy ấn tượng của ngành điều trong 30 năm qua.
* Phát triển mạnh chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường
Song song với thời cơ thuận lợi, ngành điều Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức mới. Theo ông Phạm Văn Công, trước hết, sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới đem lại những cơ hội lớn cho ngành điều để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh nhưng sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn vì Việt Nam là một phần trong “sân chơi” toàn cầu và các quốc gia, các doanh nghiệp trên thế giới đều nỗ lực để phát triển.
Ngoài ra, hạt điều sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tốt vào top đầu thế giới nhưng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho chế biến.
Trong chuỗi giá trị hạt điều toàn cầu, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu điều nhân sơ chế giá trị thấp, khoảng 10 USD/kg, trong khi nhân điều thành phẩm đến tay người tiêu dùng ở các nước khoảng 30 USD/kg. Như vậy Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ngành điều.
Một khía cạnh khác, ngành chế biến điều nhân xuất khẩu của nước ta chịu sức ép rất lớn từ chính sác hỗ trợ người trồng điều, hạn chế xuất khẩu điều thô của các quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania…
Các thị trường tiêu thụ nhân điều lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang áp dụng các chính sách hạn chế sản lượng điều nhân nhập khẩu từ Việt Nam.
Để khắc phục những khó khăn, thách thức trên, theo các chuyên gia, ngành điều cần có chiến lược bài bản làm tăng giá trị hạt điều, chuyển từ sơ chế nhân điều và xuất khẩu bán thành phẩm sang thành phẩm chế biến tinh, đi trực tiếp vào siêu thị.
Bên cạnh đó, muốn phát triển ngành điều bền vững, duy trì được diện tích trồng điều ổn định cần quan tâm tới việc nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng điều.
Cụ thể, phải nâng cao năng suất, chất lượng các vườn điều, cải tạo vườn điều năng suất thấp; đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu để tăng sức cạnh tranh về chất lượng và giá trong bối cảnh thương mại thế giới gặp nhiều khó khăn...
Trong khi đó, theo nhiều doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo thị trường là những vấn đề mà doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều Việt Nam cần cải thiện ngay để nắm bắt được quy luật thị trường, có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.
Để góp phần cho ngành điều tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua thách thức khó khăn, VINACAS đang xúc tiến xây dựng để kiến nghị với Chính phủ “Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam trong tình hình mới”.
Trong đó, đề xuất những cơ chế chính sách của nhà nước phát triển mạnh chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới và giành vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị điều toàn cầu.
Cùng với đó là phát triển mạnh vùng nguyên liệu theo hướng chất lượng, hiệu quả, tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu chất lượng cho chế biến.
Năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2020. Ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì với mục tiêu "giữ lượng, tăng chất, tăng giá" trong sản xuất, kinh doanh trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Theo VINACAS, nguồn cung nguyên liệu hạt điều năm 2021 khá ổn định. Tổng diện tích cây điều của Việt Nam năm 2021 đạt 297.000 ha, bằng 99,7% so với năm 2020.
Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều lớn đã có đơn hàng cho quý I/2021. Với tín hiệu khả quan trên, ông Phạm Văn Công cho biết, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ thuận lợi trong năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương đứng đầu cả nước về xuất khẩu gỗ
17:52' - 03/03/2021
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của tỉnh đang chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo kỳ vọng sớm khởi sắc
11:27' - 25/02/2021
Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã tích cực đàm phán và đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tài sản công sau khi sáp nhập một số bộ, ngành và cơ quan báo chí
22:03'
Về việc xử lý tài sản công sau khi sáp nhập các bộ, ngành, cơ quan báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) đã có văn bản hướng dẫn xử lý tài cản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
22:02'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của ủa Việt Nam
21:11'
Thủ tướng đề nghị USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác về thương mại, chuyển giao công nghệ, đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
19:28'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc
19:18'
Chiều 18/12, tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra cuộc Hội đàm về thúc đẩy hợp tác phát triển Việt Nam - Trung Quốc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương
19:06'
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương, với 357 dự án có tổng vốn gần 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp lớn như Panasonic, Toshiba và Aeon Mall đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất châu Á
17:52'
Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Lựa chọn các dự án có tính chất cấp bách để ưu tiên bố trí nguồn vốn
16:40'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần xác định công tác điều phối thực hiện các dự án vùng, liên vùng, là nhiệm vụ trọng tâm để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các dự án đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị
16:31'
Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.