Ngành Giáo dục và Đào tạo cần tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện một số đơn vị đã báo cáo về các mặt hoạt động của ngành; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chế độ chính sách và tiền lương của đội ngũ giáo viên; vấn đề kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu, vùng xa; vấn đề tự chủ đại học…
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Ngành Giáo dục và Đào tạo hiện đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện. Chiến lược cải cách đã được Trung ương thể hiện đầy đủ, sâu sắc, toàn diện với Nghị quyết 29/NQ-TW. Tới nay, việc triển khai kịch bản đổi mới này đã được gần 10 năm và nhiều việc còn đang tiếp tục triển khai.
Ngành được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm một cách nhất quán, coi giáo dục là một trong ba đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước, với kỳ vọng lớn, phó thác nhiều. Nhân dân mong đợi những kết quả của ngành Giáo dục và Đào tạo. Tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Vì thế, sự phát triển của ngành càng trở nên quan trọng. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, nhận thức được đầy đủ sứ mệnh đó, toàn ngành đã ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn, từng bước đổi mới và vươn lên. Tuy nhiên, trong thời kỳ chuyển đổi, lượng công việc, thách thức, vướng mắc, ý kiến, vấn đề đặt ra nhiều. Nhiều chính sách đã và đang tiếp tục ban hành, chỉ đạo tháo gỡ. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong rằng, Phó Thủ tướng trong chỉ đạo chia sẻ những vấn đề đặt ra với ngành. Từ thực trạng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trước mắt, năm 2023 ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành được giao chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và 2021-2030 xem xét đưa các dự án, nhiệm vụ liên quan đến ngành giáo dục vào nhóm ưu tiên hàng đầu khi xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ hạn mức kế hoạch vốn.
Trong đó, ưu tiên mua sắm trang thiết bị dạy học, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường học, các công trình phụ trợ thiết yếu phục vụ điều kiện dạy và học để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và tài trợ cho giáo dục đại học, xã hội hoá giáo dục đại học, bao gồm cả thực hiện cơ chế hợp tác công tư, nhất là chính sách ưu đãi thuế, sử dụng đất.Tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong sử dụng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức.
Bên cạnh đó, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên trên địa bàn, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để cấp chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, bảo đảm kịp thời đào tạo, cung cấp đội ngũ giáo viên còn thiếu của địa phương theo yêu cầu thực tiễn.Sau khi nghe các ý kiến, đề xuất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Ngành Giáo dục và Đào tạo là ngành mang sứ mệnh quan trọng - sự nghiệp “trồng người”. Đây là khâu trọng yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu không quan tâm thỏa đáng đối với giáo dục ngày hôm nay, sẽ nhận hậu quả ở 50 - 100 năm sau.
Phó Thủ tướng ghi nhận những kết quả, thành tựu toàn ngành đã đạt được, đặc biệt là trong quá trình triển khai công cuộc đổi mới và trong giai đoạn hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến công tác dạy và học. Trong khó khăn, ngành vẫn giữ được điều kiện học tập an toàn, đảm bảo chất lượng, dạy học sáng tạo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những việc ngành chưa đáp ứng được kỳ vọng và mục tiêu đề ra. Do vậy, những khó khăn, tồn tại, yếu kém cần được xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để tìm ra những giải pháp trước mắt và lâu dài, cần khắc phục cụ thể ở khâu nào, cấp nào.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo cần tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm hiện nay như: việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn hơi lúng túng; cơ chế thị trường đâu đó còn len lỏi vào một số chính sách.Bộ cần đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhiều hơn ở các nơi có điều kiện phát triển để dành nguồn lực Nhà nước tập trung đầu tư cho khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhiều chủ trương hiện mới chỉ là khẩu hiệu nằm trên giấy. Điều quan trọng là ngành Giáo dục và Đào tạo cần đề xuất được các giải pháp để hiện thực hoá, triển khai hiệu quả trong thực tiễn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Giáo dục và Đào tạo luôn phải có tinh thần đổi mới sáng tạo, dẫn dắt đổi mới sáng tạo. Do đó, Bộ cần phối hợp cùng các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp đưa ra được dự báo về phát triển khoa học và công nghệ để có mục tiêu đào tạo phù hợp, tạo ra sản phẩm giáo dục có giá trị, bắt kịp với nhu cầu của thị trường.Trường đại học phải gắn với nghiên cứu, đưa ra thị trường các sản phẩm mà xã hội cần, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hoàn thiện các khung đánh giá, đưa ra được các tiêu chí, tiêu chuẩn để giám sát đầu ra, đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh, sinh viên.
Với những kiến nghị, đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết sẽ tiếp tục làm việc sâu hơn với ngành về từng vấn đề để sớm ban hành các chính sách, chiến lược phù hợp đối với giáo dục và đào tạo trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi về sử dụng SGK Chương trình giáo dục phổ thông 2018
16:45' - 14/02/2023
Cử tri tỉnh An Giang đã có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiếp tục thanh tra hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11:58' - 14/02/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thanh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
-
Công nghệ
ChatGPT, trí tuệ nhân tạo - lợi ích và thách thức đối với giáo dục
19:25' - 13/02/2023
"ChatGPT, trí tuệ nhân tạo - lợi ích và thách thức đối với giáo dục" là chủ đề tọa đàm do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều 13/2, tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030
21:55'
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình
21:54'
Đầu tư mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729: 2012), 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025
21:22'
Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu – đơn vị đầu mối của Bộ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xây dựng Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kịch bản, xác định mục tiêu cụ thể để đạt tăng trưởng kinh tế 2 con số
21:22'
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao quyết tâm của tỉnh Vĩnh Long khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025 từ 8-8,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phải cơ bản hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành trong năm 2025
21:21'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra tình hình, đôn đốc triển khai dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các tuyến giao thông kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung xử lý các dự án tồn đọng, tạo nguồn lực phát triển
20:09'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang về tình hình kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên: Cấp ủy xử lý việc khó tháo "nút thắt" giải phóng mặt bằng
20:03'
Tỉnh ủy Hưng Yên xác định giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng…; có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trao đổi, tham khảo mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
19:20'
Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu phát triển mới, phải nhanh hơn, bền vững hơn, chất lượng hơn, hướng tới thực hiện thắng lợi hai mục tiêu 100 năm vào năm 2030 và 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại 3 thành phố lớn
18:52'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa