Ngành gỗ hướng đến minh bạch từ nguồn
Việc điều tra này theo ông Đỗ Xuân Lập là nên tập trung vào các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng có yếu tố rủi ro cao mà có giá trị tăng trưởng nhanh để nếu có vi phạm thì có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Theo ông Trần Lê Huy, các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp trong việc xác định các mặt hàng rủi ro và các công ty có hành vi gian lận. Đồng thời, xây dựng kênh kết nối thông tin giữa các hiệp hội gỗ và cơ quan quản lý nhằm cập nhật thường xuyên thông tin về các dấu hiệu gian lận, từ đó, xác định các biện pháp can thiệp kịp thời. Các cơ quan quản lý cần tăng cường nguồn lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ khâu cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu. Hành động trên không chỉ nhằm tránh gian lận khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mà còn tạo sự minh bạch, uy tín về sản phẩm gỗ Việt Nam với nhiều thị trường xuất khẩu lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt đã cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Quy chế gỗ của Liên minh châu Âu (EUTR 995/2010), Luật Lacey của Mỹ, Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Cũng bởi vậy, để kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp lý là Nghị định 102/2020-NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102). Bởi, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2 - 2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới từ châu Phi, một số quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea, tương đương từ 40 - 50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu. Ông Tô Xuân Phúc, đại diện tổ chức Forest Trend cũng nhìn nhận, giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nhiệt đới không những giúp duy trì ổn định thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực mở rộng thị trường. Việc giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu cần thực hiện trên cả khía cạnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong khâu nhập khẩu và tiêu dùng nội địa. Về khía cạnh chính sách, siết chặt quản lý trong khâu nhập khẩu đối với nguồn gỗ rủi ro theo Nghị định 102. Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp này nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam cần đưa ra các bằng chứng nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Việc triển khai Nghị định 102 hy vọng sẽ khắc phục được những rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Thực hiện Nghị định 102, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin theo quy định, cần cung cấp/khai báo bổ sung các loại giấy tờ. Cụ thể như: giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ; giấy phép được phép xuất khẩu; chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” chứ không theo hướng quốc gia xuất khẩu… “Việc làm rõ các loại giấy tờ bổ sung trong hồ sơ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan chức năng giúp doanh nghiệp dễ thực hiện thống nhất, đồng thời nhằm mục tiêu thực hiện Nghị định 102 đạt hiệu quả cao nhất.”, ông Đỗ Xuân Lập khẳng định. Theo các doanh nghiệp chế biến gỗ, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ. Vì vậy, trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu yêu cầu Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có chứng chỉ./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nhà ở Hoa Kỳ tăng mạnh, cơ hội cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt
11:08' - 25/05/2021
Thị trường nhà ở Hoa Kỳ đang tăng trưởng mạnh, kéo theo nhu cầu về đồ nội thất gia đình tăng chính là cơ hội lớn cho các thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ; trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
“Cuộc chiến” gỗ mềm giữa Canada và Mỹ lại bùng phát
16:13' - 23/05/2021
Bộ Thương mại Mỹ đang tìm cách tăng gấp đôi thuế suất đối với hầu hết các nhà sản xuất gỗ mềm của Canada, ngay cả trong bối cảnh giá gỗ xẻ đang ngấp nghé các mức cao kỷ lục.
-
Chuyển động DN
Ngành gỗ đề xuất được mua vaccine phòng dịch COVID-19 từ kinh phí doanh nghiệp
12:55' - 21/05/2021
VIFOREST đề nghị cho doanh nghiệp ngành gỗ được tiếp cận, đặt mua 1 triệu liều vaccine phòng dịch COVID-19 từ nguồn kinh phí do các doanh nghiệp trong ngành đóng góp.
-
DN cần biết
"Thủ phủ" gỗ Bình Dương cần khu công nghiệp chuyên ngành
15:02' - 17/05/2021
Mặc dù các chỉ số về sự phát triển của ngành gỗ trong 5 năm qua tại Bình Dương đã tự chứng minh là ngành có sức đóng góp quan trọng về phát triển kinh tế và rất có triển vọng trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn