Ngành hàng không thế giới dự báo doanh thu hơn 1.000 tỷ USD
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) kỳ vọng ngành này sẽ ghi nhận lợi nhuận 30,5 tỷ USD trong năm nay, cao hơn mức 27,4 tỷ USD đã được điều chỉnh tăng vào năm 2023 do các hãng hàng không hạn chế chi phí lao động cơ bản bất chấp các cuộc đình công gần đây.
Nhận định trên được IATA đưa ra 4 năm sau khi ngành hàng không ghi nhận khoản lỗ 140 tỷ USD vào năm 2020 do đại dịch COVID-19. IATA hiện có hơn 300 thành viên, chiếm hơn 80% lưu lượng hàng không toàn cầu. Phát biểu với báo giới bên lề cuộc họp thường niên của hiệp hội này, Tổng Giám đốc IATA Willie Walsh cho biết: “Môi trường đang tốt hơn chúng tôi mong đợi, đặc biệt là ở châu Á”.
Tuy nhiên, sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả việc chậm trễ trong việc giao nhận máy bay đang cản trở đáng kể ngành hàng không trong khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại vốn đang phục hồi mạnh mẽ của hành khách toàn cầu. Trong báo cáo triển vọng kinh tế được thực hiện 2 năm/lần, IATA cho biết lợi nhuận từ hành khách - tức số tiền trung bình mà một hành khách phải trả để bay 1 dặm (khoảng 1,6 km) - dự kiến sẽ tăng 3,2% so với năm 2023. Một phần dẫn tới kết quả này là do tăng trưởng công suất bị hạn chế, khiến giá vé trung bình tăng lên.
Ngược lại, lợi nhuận từ hàng hóa dự kiến sẽ giảm 17,5% vào năm 2024, khi các mốc vận chuyển hàng hóa trở lại mô hình bình thường sau khi bùng nổ trong đại dịch COVID-19.
Hoạt động hàng không được nhiều chuyên gia coi là phép thử đối với niềm tin của doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng, cũng như thương mại. Ngành hàng không có chi phí cố định cao và các quy định không khuyến khích hầu hết các vụ sáp nhập xuyên biên giới, nghĩa là ngành này vẫn còn bị phân mảnh. Ông Willie Walsh cho biết: “Biên lợi nhuận vẫn còn mỏng. Chúng tôi vẫn đang xem xét mức lợi nhuận chỉ hơn 3%..., hiệu suất vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức mà ngành cần đạt được”.
Tại châu Á, IATA đã tăng hơn gấp 3 lần dự báo lợi nhuận ngành vào năm 2024 lên 2,2 tỷ USD, bất chấp sự phục hồi chậm chạp của du lịch quốc tế ở Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Mỹ vẫn là khu vực có lợi nhuận cao nhất ở mức 14,9 tỷ USD, không thay đổi so với dự báo trước đó, với “chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ bất chấp áp lực chi phí sinh hoạt”. IATA cho biết các hãng hàng không đã gặp phải vấn đề bảo trì không thể lường trước.
Theo các nguồn tin trong ngành, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Airbus đang phải đối mặt một làn sóng mới về vấn đề nguồn cung, gây nghi ngờ về kế hoạch sản xuất trong nửa cuối năm. Airbus cho biết họ đang bám sát mục tiêu giao hàng cả năm.
Trong khi đó, Boeing đang sản xuất số lượng máy bay phản lực 737 MAX bán chạy nhất của hãng ít hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu, sau khi xảy ra vụ nổ bảng điều khiển trong quá trình bay hồi tháng 1 vừa qua.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn dược phẩm Thụy Sỹ “chạy đua” với AI
11:08' - 31/05/2024
Các tập đoàn dược phẩm của Thụy Sỹ, như Roche hay Novartis, đang tăng cường đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), với kỳ vọng khám phá thêm các loại thuốc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
-
Doanh nghiệp
70% số doanh nghiệp Nhật Bản nhất trí tăng lương cơ bản trong năm 2024
17:00' - 30/05/2024
Khoảng 70% trong số 544 những doanh nghiệp được hỏi đã nhận được yêu cầu tăng lương cơ bản từ các nghiệp đoàn.
-
Doanh nghiệp
Uniqlo đặt cược vào quần áo giá rẻ để chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc
15:43' - 28/05/2024
Sau hơn 30 năm kiếm lời từ bong bóng nhà đất và giảm phát tại Nhật Bản, Uniqlo hy vọng có đủ năng lực để lặp lại điều tương tự ở Trung Quốc, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.