Ngành nhựa, in ấn và đóng gói bao bì có nhiều cơ hội khi VEFTA được ký kết
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại Vinexad (Bộ Công Thương), Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp thị và Thương mại Yorkers phối hợp cùng Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức hội thảo "Ngành nhựa Việt Nam - Công nghiệp đóng gói: cơ hội lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0".
Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp nhựa, in ấn và đóng gói bao bì Hà Nội 2019 (Hanoi Plas Print Pack 2019).
Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết, ngành công nghiệp nhựa, in ấn và đóng gói bao bì trong nước và xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường.Trong 10 năm qua, ngành nhựa có mức tăng trưởng 15 - 20%/năm. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 477.000 tấn nhựa (thị trường Trung Quốc chiếm 50%), tăng 99,87% về lượng so với năm 2016.
Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (VEFTA) được ký kết và triển khai sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhựa đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nhất là nhu cầu về bao bì nhựa. Theo đó thị trường trong nước cũng gia tăng và tạo động lực phát triển ngành nhựa, bao bì do mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam không ngừng tăng. Với ngành nhựa, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết, từ hơn một thập kỷ qua ngành nhựa luôn duy trì tăng trưởng trung bình ở mức hai con số về khối lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm nhựa. Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình từ 14% - 15%/năm. Việc Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ nhựa. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu (EU)... được hưởng nhiều ưu đãi. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường EU, Nhật vẫn ở mức cao, khách hàng ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam. Theo Mordor Intelligence Research, thị trường nhựa Việt Nam dự báo đạt tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm (CAGR) vào khoảng 6,63% trong giai đoạn 2018-2023, công nghệ ép phun chiếm tỉ lệ cao nhất.Công nghệ này được sử dụng để sản xuất các bộ phận nhựa có thành mỏng như thiết bị gia dụng, điện tử gia dụng, bảng điều khiển ô tô… Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam với mức tăng trưởng hằng năm hai con số, được đánh giá là khá hấp dẫn với các nhà cung cấp máy móc thiết bị hoạt động trong ngành.
Nguyên nhân được các chuyên gia nhận định là do sản xuất hàng hóa trong nước phục vụ cho thị trường tại chỗ và xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh trong thời gian tới, dẫn đến nhu cầu bao bì sẽ rất lớn.Đáng chú ý, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng chai và dược phẩm ngày càng tăng cao, dẫn đến việc gia tăng các sản phẩm bao bì. Với những lợi thế trên, Việt Nam đang chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho ngành nhựa, bao bì và in ấn.
Tuy nhiên, để phát triển ngành nhựa cũng như ngành bào bì của Việt Nam các doanh nghiêp còn đối diện không ít khó khăn, đó là áp lực về tài chính đang đè nặng doanh nghiệp nội. Các doanh nghiệp nước ngoài vay vốn ở nước họ chỉ từ 2 - 4%, thậm chí được hỗ trợ 0%; trong khi doanh nghiệp trong nước phải vay trung hạn với lãi suất 10-12%. Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm về quản trị, tài chính mạnh lại được sự hỗ trợ từ các công ty mẹ, thậm chí chấp nhận lỗ từ 3 - 5 năm để chiếm lĩnh thị trường, trong khi doanh nghiệp nội địa chỉ cần lỗ 1, 2 năm là phải đóng cửa.Chưa kể, lợi thế của các doanh nghiệp FDI là nguồn khách hàng từ các nước của họ khi vào Việt Nam cũng sẽ tìm công ty cung ứng cùng quốc gia để hợp tác nên doanh nghiệp nội địa rất khó tiếp cận các khách hàng này. Rõ ràng trong sân chơi này, doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lợi thế cạnh tranh và tạo sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp nội.
Vì vậy, để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, phát triển sản phẩm đẩy mạnh xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tận dụng tốt tiềm năng trên thị trường nội địa; đồng thời, tìm kiếm những phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng.Thị trường châu Âu thường chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa; bởi vậy, khai thác thị trường này trong triển vọng ký và triển khai EVFTA là có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển doanh nghiệp nhựa, bao bì Việt.
Hơn nữa, các cơ quan hữu quan cần có trách nhiệm giảm thiểu rủi ro chính sách cho doanh nghiêp trên cơ sở nâng cao chất lượng văn bản chính sách ban hành và cầu thị, lắng nghe các ý kiến từ cộng đồng doanh nghiêp./.>>> Hanoi Plas Print Pack 2019 - cơ hội thu hút đầu tư vào Việt Nam
- Từ khóa :
- ngành nhựa
- in ấn
- đóng gói bao bì
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm công nghiệp chế tạo tại Nhật Bản
14:35' - 19/04/2019
Từ 17 - 19/4, 26 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã tham gia và trưng bày sản phẩm tại Triển lãm Linh kiện cơ khí và công nghệ vật liệu Nagoya lần thứ 4 (M-Tech Nagoya 2019) tại Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm đường giao thông từ nhựa tái chế
09:52' - 19/04/2019
Thành phố Hải Phòng sắp xây dựng con đường làm từ nhựa tái chế tại Tổ hợp công nghiệp DEEP C. Công trình do Công ty Dow Việt Nam hợp tác với DEEP C Hải Phòng thực hiện.
-
DN cần biết
Tương lai của doanh nghiệp sản xuất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
15:13' - 23/11/2018
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt nên các doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn để đảm bảo thị trường bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13'
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29'
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16'
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.