Ngành sữa trước những thách thức cạnh tranh
Thị trường sữa Việt Nam đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tiêu thụ tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu và nhà sản xuất.
Theo báo cáo từ IMARC Group - công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp các chiến lược quản lý và nghiên cứu thị trường, thị trường sữa Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ khoảng 9,4% trong giai đoạn từ 2024 đến 2032. Còn Statista - công ty nghiên cứu thị trường của Đức có báo cáo ước đoán, khối lượng sản xuất sữa tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 2,53 tỷ kg vào năm 2028. Thị trường sữa dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng về khối lượng là 5% vào năm 2025. Như vậy, khối lượng sữa trung bình mà mỗi người dân tiêu thụ dự kiến đạt khoảng 20,7 kg vào năm 2024.Ngành sữa hiện nay đang có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động; trong đó, 40 doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối sữa. Phần lớn thị phần thuộc về các doanh nghiệp hàng đầu trong nước với tỷ lệ khoảng 75%, gồm: Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, IDP và Mộc Châu Milk; phần còn lại là 25% thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài như: FrieslandCampina (Hà Lan), Nestlé (Thụy Sĩ), Abbott (Mỹ), Mead Johnson (Mỹ) và Fonterra (New Zealand).
Để giành lấy thị phần và lòng tin của người tiêu dùng, các “ông lớn” trong thị trường sữa đều triển khai những chiến lược kinh doanh riêng, bao gồm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu, cũng như áp dụng các chính sách giá cả và khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành sữa không chỉ được định hình bởi nhu cầu tiêu thụ của người dân, mà còn chịu ảnh hưởng từ một loạt các yếu tố khác nhau, như: tình hình kinh tế, tiến bộ công nghệ, cũng như các chính sách và quy định..Vì lẽ đó, các doanh nghiệp trên thị trường đang không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đặc biệt là nhóm đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già và người bệnh. Đồng thời, chất lượng của sản phẩm được nâng cao liên tục thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, kiểm soát nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất,cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn hơn để tồn tại. Việc hạn chế về vốn đầu tư, nguồn lực và khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm khiến họ khó cạnh tranh với những thương hiệu lớn. Điều này dẫn đến việc họ cần phải tìm ra những ngách thị trường riêng, nơi có ít sự cạnh tranh hơn hoặc tập trung vào sản phẩm đặc thù để thu hút khách hàng. Ông Lê Xuân Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế ORGREE MILK cho hay, doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường. Điều này bao gồm cả việc đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nâng cao chất lượng và thương hiệu của sản phẩm để thu hút sự quan tâm và lòng tin từ người tiêu dùng. Đồng thời, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ để kiểm soát chi phí sản xuất và tối ưu hóa quy trình nhằm tăng cường hiệu suất và biên lợi nhuận. Công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển trong ngành sữa Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông minh và công nghệ số để cải thiện quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng và tương tác với khách hàng và ORGREE MILK cũng không ngoại lệ, ông Tiến cho biết. Công ty cổ phần GMPc Việt Nam - đơn vị tư vấn số 1 thị trường về triển khai các dự án đầu tư xây dựng toàn diện nhà máy đạt chuẩn GMP cho hay, các sản phẩm sữa thông minh, sữa theo yêu cầu, sữa cá nhân hóa đang trở nên phổ biến và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Điều này thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo của ngành công nghệ sữa, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cá nhân hóa của người tiêu dùng.Những sản phẩm sữa của Việt Nam đã được công nhận và tin dùng rộng rãi trên toàn cầu. Đáng chú ý, sản phẩm sữa Việt đã nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận uy tín. Tuy, có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng tiềm năng mở rộng sản phẩm sữa Việt, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là rất cao với những lợi thế cạnh tranh nổi bật; nhất là khi Việt Nam có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác thông qua các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP.Bởi lẽ, những hiệp định này không chỉ giảm thuế nhập khẩu mà còn giúp nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường hợp tác với các đối tác thương mại khác. Đây là cơ hội quan trọng giúp ngành công nghiệp sữa của Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường quốc tế. Vì lẽ đó, triển vọng và biết tận dụng những lợi thế này là rất quan trọng.
Bà Phạm Thị Hoa, Nhà sáng lập Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Gafo cho biết, với trên 20 dòng sản phẩm sữa, thực phẩm bổ sung hoặc bữa ăn thay thế cho biết, Gafo luôn hướng tới phát triển sản phẩm hữu cơ trong tương lai, nên ngay từ đầu, doanh nghiệp đã nhập khẩu 100% nguyên liệu từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới.Với tầm nhìn đưa doanh nghiệp đơn vị thực phẩm dinh dưỡng Top1 Việt Nam và giúp đỡ nhiều người có thu nhập thấp thay đổi cuộc sống của mình. Trong những năm qua, Gafo liên tục nghiên cứu và phát triển, cho ra đời những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho phái nữ, chăm sóc sức khỏe nam giới, trẻ em và người cao tuổi.
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững, Gafo đã áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cũng đầu tư vào công nghệ để giúp tiết kiệm chi phí và phục vụ nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn. Gafo cũng tăng cường kiểm soát chất lượng từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế giúp nâng cao uy tín và lòng tin của người tiêu dùng.Song song đó, công ty tập trung xây dựng và mở rộng kênh phân phối, bao gồm cả kênh bán hàng truyền thống lẫn trực tuyến, giúp tiếp cận rộng rãi hơn với các phân khúc khách hàng khác nhau. Công ty tăng cường quảng bá và truyền thông để xây dựng thương hiệu. Sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội cũng như các kênh truyền thông khác sẽ giúp thương hiệu trở nên quen thuộc và tạo niềm tin với người tiêu dùng. Quan trọng hơn là liên tục cập nhật các nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng, từ đó phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị hiếu thay đổi của khách hàng, bà Hoa chia sẻ.
Có thể thấy rằng, để cạnh tranh hiệu quả trong ngành sữa, các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, mở rộng kênh phân phối, nâng cao dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Những yếu tố này không chỉ giúp họ giữ vững sự hiện diện trên thị trường mà còn có thể phát triển bền vững trong tương lai.- Từ khóa :
- thị trường sữa
- sữa việt nam
- ngành sữa
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Sữa yến mạch TH true OAT: Sản phẩm mới được yêu thích nhất tại CAEXPO lần thứ 21
21:09' - 28/09/2024
Bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc giành Giải "Sản phẩm được yêu thích nhất" tại CAEXPO lần thứ 21.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08'
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26'
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56'
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00'
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26'
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21' - 01/04/2025
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54' - 01/04/2025
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38' - 01/04/2025
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.