Ngành trồng trọt còn nhiều điểm yếu cần cơ cấu
Tại lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Cục Trồng trọt ngày 7/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, để nông nghiệp nước ta tiến lên phải thay đổi tư duy từ cách tiếp cận, từ hành lang pháp lý, nguồn lực.
“Đó chính là tái cơ cấu, không phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhường cây nọ, bớt cây kia. Phải tái cấu trúc trồng trọt và làm thay đổi những điều cốt lõi, nền tảng của ngành”. - Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ ra.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành trồng trọt có vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cục Trồng trọt đã bám sát thực tiễn chỉ đạo sát sao, kịp thời có hiệu quả, tác động tích cực vào quá trình phát triển của ngành. Bên cạnh việc đề xuất kịp thời chủ trương, hành lang pháp lý, Cục đã có những định hướng rõ cơ cấu cây trồng chủ lực, mùa vụ và các gói kỹ thuật cho hầu hết các loại cây trồng, tập trung vào phát huy lợi thế vùng, địa phương.
Chính vì vậy ngành đã tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Trong số 10 mặt hàng của nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, ngành trồng trọt có 7 mặt hàng; trong đó, hồ tiêu, điều đứng đầu trên thế giới; cà phê, lúa gạo thứ hai thế giới…Chất lượng một số nông sản cải thiện đáng kể như lúa gạo, thanh long, vải, nhãn, bưởi, chè đã thâm nhập được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu…
Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; kim ngạch nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả hàng hóa như cao su, điều, cà phê, chè, hồ tiêu, thanh long, vải, hoa… tập trung quy mô lớn. Bởi vậy, tăng trưởng của ngành luôn giữ mức bình quân 3%/năm.
Giá trị sản phẩm thu được bình quân tăng 6 triệu đồng/ha/năm. Ngành trồng trọt đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và xuất khẩu nông sản thuộc tốp hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, ngành vẫn dễ bị tổn thương bởi thiên tai và thị trường. Độ nhạy cảm, tổn thương này vẫn có thể gia tăng vì tác động của biến đổi khí hậu và những biến động bất lợi trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều bức xúc trong người dân, nhất là đối với sản phẩm rau, trái cây. Việc tổ chức sản xuất còn chưa chặt chẽ, nhiều nơi vẫn mang tính bùng phát, thiếu liên kết trong chuỗi; hệ thống của Cục chưa thông suốt từ Trung ương tới cơ sở... là những điểm yếu của ngành trồng trọt còn đang tồn tại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành nông nghiệp phát triển nhờ tái cơ cấu
20:10' - 05/01/2016
Việc triển khai tái cơ cấu kịp thời, đúng hướng đã giúp ngành nông nghiệp khắc phục phần nào khó khăn, thách thức bởi thời tiết, thị trường, duy trì tăng trưởng với chất lượng ngày càng cải thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức
13:37' - 08/12/2015
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, các xã đã tập trung cao phát triển cơ sở hạ tầng nhưng phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp... chưa được quan tâm đúng mức.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông Nghiệp: Không sử dụng thuốc kháng sinh để dập dịch
18:29' - 07/12/2015
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi, đảm bảo không sử dụng thuốc kháng sinh để dập dịch nhằm đảm bảo an toàn nguồn thực phẩm cho dịp Tết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.