Ngày 21/10, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) và Luật Biên phòng Việt Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp 10, ngày 21/10, trong phiên làm việc sáng, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.
Dự án Luật này đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 47. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 7 chương và 38 điều.Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Điều 1 của dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng khẳng định rõ Luật Cư trú chỉ điều chỉnh đối với công dân Việt Nam, còn việc cư trú của người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch được điều chỉnh bởi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Về điều kiện đăng ký thường trú, dự thảo Luật không quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng riêng đối với thành phố trực thuộc trung ương như Luật hiện hành, bởi việc đặt ra các điều kiện riêng này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân; tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú. Về điều khoản thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành là từ ngày 01/7/2021 như đề xuất của Chính phủ. Về một số quy định có tính chất chuyển tiếp phù hợp để bảo đảm sự thích ứng kịp thời của các cơ quan nhà nước có liên quan, tránh làm phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ cho người dân, dự thảo Luật đề xuất hai phương án.Phương án 1: Có quy định chuyển tiếp, theo đó, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022; thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú là thông tin gốc, cơ quan đăng ký cư trú sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Phương án 2: Giữ như nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 là: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú vẫn có nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật. Dự án Luật Biên phòng Việt Nam đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 47. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm 6 chương, 36 điều, quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Những nội dung của dự thảo Luật tiếp tục xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, gồm: Tên gọi, khái niệm “Biên phòng” và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; chính sách của Nhà nước về biên phòng; nhiệm vụ biên phòng; lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; các hành vi bị nghiêm cấm; nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân; phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng; vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng; nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng; quyền hạn của Bộ đội Biên phòng; hình thức quản lý, bảo vệ biên giới; biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới; trang bị của Bộ đội Biên phòng; bảo đảm về biên phòng và chế độ, chính sách về biên phòng; bố cục của dự thảo Luật; trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV
11:17' - 20/10/2020
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khai mạc Kỳ họp:
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khoá XIV: Cần đánh giá thêm việc đầu tư thuỷ điện
10:46' - 20/10/2020
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, khi đầu tư các dự án thuỷ điện đều có sự tính toán cụ thể từ yếu tố môi trường, kinh tế...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.