Nghị định thư về xuất khẩu gạo sang Trung Quốc: Gỡ khó cho gạo Việt Nam
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam tại Hội nghị Công bố Nghị định thư Xuất khẩu gạo và cám sang thị trường Trung Quốc, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh ngày 7/6.
* Gỡ khó cho xuất khẩu chính ngạch
Nhằm đảm bảo an toàn việc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn sinh vật gây hại xâm nhập, bảo đảm cho sức khỏe động thực vật, căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và các nguyên tắc của “Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc đã thống nhất ký kết Nghị định thư trên vào ngày 30/5/2016 và có hiệu lực ngay sau khi ký kết.
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Nghị định này là Nghị định sửa đổi một số điều Nghị định thư này đã được ký vào ngày 7/10/2004.
Trong đó, có một điều khoản yêu cầu khi gạo xuất khẩu sang Trung Quốc ngoài vấn đề kiểm dịch thực vật, phải được xử lý bằng phương pháp xông hơi tiệt trùng và do một đơn vị thuộc Nhà nước thực hiện.
Khi đó, Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) vẫn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuy nhiên vài năm trở lại đây, công ty này đã chuyển đổi hình thức sở hữu và phía Trung Quốc lấy lí do này để yêu cầu hai bên phải sửa đổi lại Nghị định thư.
“Trong thời gian sửa đổi Nghị định thư, VFC vẫn thực hiện công tác khử trùng nhưng dưới sự giám sát của Công ty Giám định Trung Quốc (CIC). Điều này gây mất thời gian, đội chi phí lên rất nhiều và đẩy xuất khẩu gạo vào thế bị động.
Do đó, khi Nghị định thư mới được ký kết đã gỡ khó cho hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường này. Đặc biệt, điều 5 và điều 6 của Nghị định này quy định rõ việc giám sát quá trình khử trùng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện thay vì phải lệ thuộc vào sự giám sát của một công ty Trung Quốc”, ông Trung cho biết.
Cục Bảo vệ Thực vật đã chỉ định 9 đơn vị khử trùng và phối hợp với VFA lập danh sách doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cho phía Trung Quốc thẩm định và công nhận. Trong trường hợp nếu các lô hàng gạo xuất khẩu có vi phạm, ví dụ như có sâu mọt, lập tức họ dừng ngay, không cho xuất tiếp.
Tuy nhiên, phía Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc khi phát hiện sai phạm thì thông báo cho Chính phủ Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ có biện pháp khắc phục. Phía Trung Quốc cũng đã có kế hoạch sang kiểm tra vùng trồng, nhà máy chế biến, kho gạo của các doanh nghiệp.
Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA cho biết, hiện có khoảng 131 doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, song có khoảng 30-40 d
xuất khẩu nhiều sang thị trường này.
“Việc áp dụng Nghị định thư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc được tốt hơn. Hiện phía Trung Quốc cũng đang siết chặt và hạn chế việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch”, ông Huệ cho biết.
* Doanh nghiệp vẫn phải lưu ý
Trao đổi với phóng viên TTXVN về ảnh hưởng của Nghị định thư đối với doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ) cho biết, nhờ Nghị định thư mà kéo giãn được một số khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.
“Trước đây, việc kiểm dịch do CIC thực hiện ở Trung Quốc, nếu chất lượng gạo không đạt yêu cầu thì sẽ tốn thêm chi phí lưu kho và bị ách tắc ở cửa khẩu hải quan. Trong xu thế phát triển hội nhập hiện nay, việc kiểm dịch là một yêu cầu trước sau gì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đáp ứng.
Đây là yêu cầu không phải chỉ riêng của thị trường Trung Quốc mà nhiều nước cũng vậy, chỉ là cách làm khác nhau thôi”, ông Bình chia sẻ.
Cũng đồng quan điểm trên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Nghị định thư về kiểm dịch gạo và cám gạo với Trung Quốc là bước tiến lớn và tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch khi kinh doanh, xuất khẩu sang thị trường này.
Đây cũng bước khởi động rất quan trọng giúp các doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm của mình từ khâu gieo trồng cho đến khâu xay xát, chế biến, tuân thủ những tiêu chuẩn, quy định đó thì sẽ giảm được những rủi ro khi xuất gạo và cám gạo sang thị trường Trung Quốc cũng như các thị trường khác.
Theo ông Phạm Thanh Thọ, Phó Giám đốc kinh doanh ngành lương thực thuộc Tập đoàn Lộc Trời (An Giang), trong Nghị định thư có một số tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định rất rõ và các doanh nghiệp sẽ ý thức được điều đó, việc xuất khẩu qua cảng người mua sẽ hạn chế được rủi ro. Mặc dù, đa phần các doanh nghiệp đều bán theo hình thức FOB.
"Tuy nhiên, để thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm sản phẩm đến cảng đến, thậm chí đến tay người tiêu dùng, thì lúc đó mới khẳng định được uy tín cũng như chất lượng gạo Việt Nam không chỉ ở thị trường Trung Quốc mà ở các thị trường khác", ông Thọ lưu ý.
Liên quan đến một số ý kiến lo ngại đến những chi phí phát sinh khi áp dụng Nghị định thư này, ông Phạm Thanh Thọ cho biết, chi phí để xông trùng, khử trùng các loại gạo, cám gạo trước khi đưa đi xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí xuất khẩu, trung bình khoảng 25 USD/tấn.
Mặc dù được đánh giá là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối cũng lưu ý các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu trong Nghị định thư.
Nếu vi phạm có khi doanh nghiệp sẽ bị cảnh cáo cấm xuất sang Trung Quốc và ảnh hưởng chung đến cả ngành khi xuất khẩu sang thị trường này. Hiện, Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 30% thị phần xuất khẩu gạo của nước ta./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó với "chi phí lót tay"
20:16' - 27/05/2016
Để xin được giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải trả chi phí 1 USD/tấn, đó là chưa kể các chí phí “lót tay” khác.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu gạo quý 2 có thể đạt 1,5 triệu tấn
15:27' - 22/05/2016
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự kiến xuất khẩu quý 2 của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn kế hoạch tháng trước 100.000 tấn.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan giành vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo
06:03' - 30/04/2016
Thái Lan đã giành vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo trong ba tháng đầu năm 2016, với tổng lượng gạo xuất khẩu là 2,85 triệu tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu gạo sang Pháp
20:21' - 23/03/2016
Pháp có khoảng trên 30 triệu người sử dụng gạo hàng ngày và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam tìm được chỗ đứng của mình tại thị trường Pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “khát” thông tin về thị trường
21:52' - 22/02/2016
Trong năm 2016, xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan và một số nước xuất khẩu gạo tiềm năng là Campuchia, Myanmar.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu có khả năng giảm sâu hơn do lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái
16:43' - 16/04/2025
Giá dầu giảm khoảng 1% chiều 16/4 khi các chính sách thuế quan bất ổn của Mỹ khiến thị trường lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng toàn cầu.
-
Hàng hoá
Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
15:25' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ cao kỷ lục
14:58' - 16/04/2025
Các nhà cung ứng chính của Apple tại Ấn Độ là Foxconn và Tata đã xuất khẩu lượng điện thoại thông minh iPhone trị giá gần 2 tỷ USD sang Mỹ riêng trong tháng 3/2025.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại tăng giá trong khi giá nông sản suy yếu
09:52' - 16/04/2025
Thị trường kim loại tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch ngày 15/4 với lực mua áp đảo nhờ kỳ vọng Mỹ sẽ sớm hạ lãi suất và tín hiệu tiêu thụ tích cực từ các ngành công nghiệp chủ chốt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trong bối cảnh bất ổn về thuế quan
07:35' - 16/04/2025
Nhà phân tích Giovanni Staunovo nhận định nếu chiến tranh thương mại leo thang hơn nữa, các kịch bản rủi ro tiêu cực có thể khiến giá dầu Brent giao dịch ở mức 40-60 USD/thùng trong những tháng tới.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 17/4
19:20' - 15/04/2025
VPI dự báo giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 661 đồng (3,5%) về mức 18.219 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 595 đồng (3,1%) về mức 18.605 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực
15:26' - 15/04/2025
Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại và năng lượng tăng giá do nhu cầu tiêu thụ phục hồi
08:38' - 15/04/2025
8/10 mặt hàng kim loại tăng giá, do những lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc phục hồi.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ
07:20' - 15/04/2025
Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.