Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
Vị trí và chức năng:
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại trong hệ thống chính trị, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật; tham mưu định hướng chiến lược và tố chức triển khai đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động đồi ngoại của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và công tác đôi ngoại tại địa phương theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Tô chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Úy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kể hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ; trình cấp có thấm quyền các dự thảo văn bản khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kề hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
6. Về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại theo quy định:
a) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm và cả nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội (sau đây viết là Đảng và Nhà nước); tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo quy định;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng chủ trương bầu cử tại các tổ chức quốc tế và các cơ chế đa phương; chủ trương tố chức các sự kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đối ngoại và việc đặt văn phòng đại diện của các tố chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổng hợp kế hoạch, đôn đốc hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và tham mưu cho cấp có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; đôn đốc việc triển khai các cam kết, thỏa thuận quốc tế ký kết trong khuôn khổ các hoạt động đối ngoại cấp cao;
d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế theo quy định của pháp luật;
đ) Tham mưu, chuẩn hóa và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao ở cấp cao của Đảng và Nhà nước;
e) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án trình cấp có thẩm quyền về đối ngoại theo quy định.
7. Quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.8. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
9. Về công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu định hướng chiến lược:
a) Thông tin và tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế của Việt Nam;
b) Nghiên cứu, tổng hợp, dự báo và tham mưu định hướng chiến lược liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, tình hình các chính đảng và phong trào nhân dân trên thế giới, tình hình nghị viện các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và theo quy định;
c) Chuẩn bị và xây dựng các báo cáo của Chính phủ tại các kỳ họp của Quốc hội vê tình hình quốc tế và quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước:
a) Đại diện cho Đảng, Nhà nước trong quan hệ đối ngoại, ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước theo quy định;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.
11. Về công tác lễ tân nhà nước:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đạ diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;
b)Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao của các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định; d)Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tố chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định.12. Về công tác ngoại giao kinh tế:
a) Xây dựng quan hệ chính trị đối ngoại và khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại và vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền; c) Tham mưu xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và củng cố quan hệ chính trị đối ngoại; hỗ trọ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại giao kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế theo quy định.13. Về công tác ngoại giao văn hóa:
a) Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao văn hóa; tham mưu xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến ngoại giao văn hóa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động ngoại giao văn hóa trong và ngoài nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; c) Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch và Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; làm thường trực Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.14. Về công tác thông tin đối ngoại:
a) Triền khai tuyên truyền về các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;
b) Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại; c) Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn tể quốc tế, đối ngoại; tổ chức họp báo quốc tế trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật; chủ trì chuẩn bị nội dung trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến các vấn đề quốc tế đối ngoại; d) Quản lý và cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam và của báo chí nước ngoài đi theo các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định; đ) Quản lý Công thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại....Cơ cấu tổ chức:
Bộ Ngoại giao gồm: Vụ Châu Âu; Vụ Đông Bắc Á; Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương; Vụ Trung Đông - Châu Phi; Vụ Chính sách đối ngoại; Vụ Ngoại giao kinh tế; Vụ ASEAN; Vụ các Tổ chức quốc tế; Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế; Vụ Thông tin Báo chí; Vụ Tố chức Cán bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin; Cục Lãnh sự; Cục Lễ tân Nhà nước và Phiên dịch đối ngoại; Cục Ngoại vụ và Ngoại giao văn hóa; Cục Quản trị Tài vụ; Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh; Uỷ ban Biên giới quốc gia; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Học viện Ngoại giao; Báo Thế giới và Việt Nam; Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài...
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao...Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành lập 7 cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh
19:17' - 20/02/2025
Chiều 20/2, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bạc Liêu đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau tinh gọn bộ máy, Bến Tre giảm 5 cơ quan chuyên môn
14:47' - 20/02/2025
Sáng 20/2, tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
-
Kinh tế & Xã hội
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để nhận trở lại công dân
21:38' - 13/02/2025
Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Hoa Kỳ để nhận trở lại công dân trên tinh thần các thỏa thuận đã ký và mong muốn Hoa Kỳ tạo điều kiện cư trú thuận lợi cho công dân Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam
20:04' - 13/02/2025
Việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thường xuyên của các quốc gia, phù hợp bối cảnh chức năng nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lãng phí diễn ra khá phổ biến, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng
09:51'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, công tác phòng, chống lãng phí được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những yếu tố quan trọng để gia tăng sức mạnh về nguồn lực...
-
Kinh tế Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam
07:41'
Ngày 24/2/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Nghị định số 27/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam. Cụ thể:
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng luật theo tư duy liền mạch, gắn phát triển đô thị với nông thôn
21:12' - 24/02/2025
Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về dự án Luật Quản lý phát triển đô thị (dự án Luật).
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương
21:11' - 24/02/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, để kinh tế - xã hội phát triển, điều quan nhất là làm sao huy động được mọi người dân tham gia lao động tạo ra của cải vật chất.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh
19:12' - 24/02/2025
Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các thành viên Chính phủ chủ trì làm việc với các địa phương về đôn đốc triển khai thực hiện các kịch bản tăng trưởng đã được Chính phủ giao cho các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA?
18:44' - 24/02/2025
Việc cải thiện cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong thực thi hiệp định là rất quan trọng để nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Lùi thời gian trình HĐND xem xét chế độ hỗ trợ cán bộ nghỉ hưu sớm
18:24' - 24/02/2025
Để đảm bảo đồng bộ theo quy định của pháp luật, UBND thành phố Hà Nội đã báo cáo Thường trực HĐND thành phố cho phép lùi thời gian trình Nghị quyết sang kỳ họp tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi tư duy sản xuất để nông sản rộng đường xuất khẩu
15:51' - 24/02/2025
Dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn ở tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam mong muốn sẽ thay đổi tư duy sản xuất của nông dân Việt Nam với hướng tư duy theo thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị sửa 2 Luật “gốc” để gỡ khó cho doanh nghiệp
15:50' - 24/02/2025
Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, Hàng hoá đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.