Nghị lực vươn lên của vận động viên khiếm thị tuổi Tuất- Nguyễn Ngọc Hiệp
Nguyễn Ngọc Hiệp sinh ra tại tỉnh Thanh Hóa với đôi mắt bình thường nhưng đến khoảng năm 4 tuổi, đôi mắt của Hiệp bị mờ dần, khi đi khám mắt, bác sĩ chẩn đoán bị thoái hóa võng mạc.
Lên 11 tuổi, lúc đang học lớp 6, Hiệp không nhìn thấy chữ trên bảng cũng như trong sách, khi viết các chữ nhảy lộn xộn ở các dòng, đứng trước nguy cơ bị mù hoàn toàn.
Trước lúc bị mù hoàn toàn, Hiệp được gia đình người chú đưa đến bệnh viện khám và bác sĩ chẩn đoán bị bong võng mạc. Còn một tia hy vọng, gia đình Hiệp đã bán những tài sản quý giá để em phẫu thuật cứu lấy đôi mắt.Cuộc phẫu thuật chỉ giúp Hiệp nhìn thấy ánh sáng trong một thời gian ngắn rồi lại chìm dần trong trong tối. Khi bị mù hoàn toàn, Hiệp được gia đình đưa vào học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu, ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về khoảng thời gian bắt đầu bị khiếm thị hoàn toàn, Ngọc Hiệp cho biết: Từ một người sáng mắt phải sống trong bóng tối, tôi cảm thấy vô cùng suy sụp và hoảng loạn. Chính sự động viên của gia đình cũng như được vào trường Nguyễn Đình Chiểu học tập với bạn bè cùng hoàn cảnh giúp tôi thấy bình tĩnh trở lại và dần dần thích nghi với cuộc sống mới.Bên cạnh học văn hóa, tôi tích cực tham gia nhiều hoạt động thể thao tại trường như võ Judo, điền kinh, đá bóng, cờ vua, cờ tướng và cảm thấy bản thân phù hợp với bộ môn điền kinh.
Với thành tích xuất sắc trong các giải thể thao tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Ngọc Hiệp được chọn vào đội tuyển thi đấu Giải thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc năm 2007 và đoạt huy chương bạc nội dung bật xa.Năm 2008, Ngọc Hiệp được giới thiệu đến tập luyện cùng đội thể thao người khuyết tật dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên tâm huyết tại Sân vận động Thống Nhất.
Cũng trong năm này, Hiệp tham gia Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc và đoạt 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng. Từ đó, vận động viên người Thanh Hóa tập luyện thường xuyên tại sân Thống Nhất và tham gia Giải thể thao người khuyết tật hàng năm, đoạt huy chương vàng nội dung chạy 100 m vào năm 2012.
Đến năm 2013, Huấn luyện viên đội tuyển điền kinh người khuyết tật quốc gia Đặng Văn Phúc nhận thấy tiềm năng và khả năng phát triển của Hiệp nên đưa ra lịch tập cụ thể và thường xuyên hướng dẫn cho Hiệp tập luyện.Vì mong muốn đạt được thành tích cao tại Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2013 tổ chức tại thủ đô Hà Nội, Ngọc Hiệp ra sức tập luyện và không may bị chấn thương giật bắp, giãn dây chằng nên không đạt được thành tích tại giải này.
Không nản chí, Hiệp tiếp tục tập luyện chuẩn bị tham gia giải đấu mới và lại bị chấn thương gãy ngón tay do tiếp đất sai tư thế trong một lần tập luyện nhảy xa.
Vượt qua nỗi đau do các chấn thương gây ra, với nghị lực phi thường trong thi đấu, Ngọc Hiệp bất ngờ đoạt được cả 3 huy chương vàng nội dung chạy 200 m, 400 m và nhảy xa tại Giải điền kinh trẻ châu Á cuối năm 2013.
Với thành tích này, tháng 1/2014, Hiệp được chọn vào Đội tuyển điền kinh khuyết tật quốc gia thi đấu tại ASEAN Paragames 7 tại Myanmar.Tại nội dung chung kết nhảy xa, Hiệp và đối thủ người Thái Lan cạnh tranh từng cm; trong lần nhảy cuối cùng Hiệp đã nhảy được 5,61 m, vượt qua đối thủ người Thái Lan 5,58 m và đoạt huy chương vàng. Đây là huy chương vàng đầu tiên của Hiệp tại đấu trường Đông Nam Á.
Một trong những dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp thể thao của Ngọc Hiệp là đạt chuẩn để tham gia Paralympic Rio 2016 tại Brazil và đứng ở hạng 11 thế giới. Đối với Hiệp, đây là cơ hội cọ sát để tiếp tục tham gia và gặt hái thành công tại Paralympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản. Theo Nguyễn Ngọc Hiệp, động lực để gắn bó lâu dài với thể thao là niềm đam mê, không khí vui vẻ như gia đình khi tập luyện cùng đồng đội, sự nhiệt huyết của các huấn luyện viên, niềm tin, sự kỳ vọng của gia đình và mọi người dành cho mình và mong muốn được chứng tỏ khả năng của mình trong thể thao người khuyết tật. Đánh giá về học trò Nguyễn Ngọc Hiệp, ông Đặng Văn Phúc - Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển điền kinh quốc gia cho biết: Ở môn nhảy xa, khả năng của Hiệp còn có khả năng phát triển cao hơn vì có một số lần tập luyện Hiệp đạt thành tích đến 6 m.Nếu được đào tạo và tập huấn bài bản thì việc giành huy chương ở Giải điền kinh thế giới và Paralympic nằm trong khả năng của Ngọc Hiệp.
Bên cạnh việc tập luyện và thi đấu thể thao, vận động viên khiếm thị Ngọc Hiệp hiện là sinh viên năm cuối Khoa Quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Chia sẻ về lý do chọn ngành Quản lý giáo dục, Ngọc Hiệp cho biết: Là người khiếm thị, tôi hiểu được những khó khăn, hạn chế của những người cùng hoàn cảnh cũng như những kinh nghiệm để khắc phục những khó khăn đó. Tôi chọn ngành Quản lý giáo dục để trong tương lai có thể mở một cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật, truyền dạy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để các em có điều kiện học tập, rèn luyện thể thao và học hỏi các kỹ năng hòa nhập cộng đồng./.
>>>Tiêu điểm trong ngày: Hi vọng mong manh từ ngoại giao thể thao
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tiêu điểm trong ngày: Hi vọng mong manh từ ngoại giao thể thao
14:48' - 12/02/2018
Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên do Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam dẫn đầu đã kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc dự lễ khai mạc Olympic PyeongChang 2018.
-
Đời sống
Các phóng viên trẻ Việt Nam trải nghiệm sự kiện thể thao mùa Đông
10:09' - 09/02/2018
Các phóng viên trẻ của một số quốc gia thành viên Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, trong đó có Việt Nam, đã có cơ hội lần đầu tiên được trải nghiệm sự kiện thể thao mùa Đông lớn nhất hành tinh
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án thể thao dỡ bỏ lệnh cấm tham gia Olympic suốt đời đối với 28 VĐV Nga
17:57' - 01/02/2018
Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) ngày 1/2 đã dỡ bỏ lệnh cấm tham gia Olympic suốt đời đối với 28 trong tổng số 43 vận động viên (VĐV) Nga bị cáo buộc sử dụng doping tại Olympic mùa Đông Sochi năm 2014.
-
Kinh tế Thế giới
Olympic PyeongChang 2018: Hàn Quốc thúc đẩy sự kiện thể thao hòa bình
17:05' - 18/01/2018
Hàn Quốc và Triều Tiên có thỏa thuận về việc cùng tiến hành đợt huấn luyện chung chuẩn bị cho Olympic mùa Đông PyeongChang 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường
08:16'
Chỉ từ năm 2015 đến nay, diện tích băng biển mất đi tương đương toàn bộ đảo Greenland – mức sụt giảm lớn nhất từng ghi nhận trên Trái Đất trong thời gian gần đây.
-
Đời sống
Thư viện - Ngôi nhà thứ hai của người dân Australia
07:00'
Đọc sách vẫn giữ vững vị thế là một trong những hoạt động giải trí được yêu thích nhất, thậm chí còn vượt qua cả việc lướt Internet hay xem ti vi đối với nhiều người.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 3/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 3/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 3/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
62 bệnh hiếm, hiểm nghèo điều trị vượt tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT
20:19' - 02/07/2025
Danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 của của Bộ Y tế.
-
Đời sống
Singapore nâng ý thức người tham gia giao thông trên vỉa hè
20:05' - 02/07/2025
Hơn 200km đường dành cho người đi bộ cạnh đường dành cho xe đạp được chuyển thành đường cho người đi bộ kể từ khi Cơ quan Giao thông Đường bộ Singapore công bố sáng kiến này vào tháng 8/2024.
-
Đời sống
Tiêu điểm trong ngày: Cảnh báo đỏ
17:55' - 02/07/2025
Hàng chục triệu người dân châu Âu đang oằn mình dưới một trong những đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong lịch sử, khi nền nhiệt vượt ngưỡng 40 độ C tại nhiều nơi.
-
Đời sống
Hướng dẫn kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID từ 1/7/2025
14:35' - 02/07/2025
Người dân có thể dễ dàng kiểm tra địa chỉ thường trú và quê quán mới ngay trên ứng dụng định danh điện tử VNeID.
-
Đời sống
Bão lớn hoành hành, gây thiệt hại lớn tại Đông Nam Australia
12:35' - 02/07/2025
Những cơn mưa dữ dội kéo dài suốt đêm. Chỉ trong vòng 6 giờ, một số khu vực đã phải hứng chịu lượng mưa tương đương cả tháng.
-
Đời sống
Ngược dòng thời gian bằng Google Maps: Trào lưu mới gây sốt trên mạng xã hội
10:56' - 02/07/2025
Chỉ với vài thao tác trên Google Maps, người dùng mạng xã hội đang rần rần chia sẻ cách "du hành thời gian" để gặp lại chính ngôi nhà của mình từ nhiều năm trước.